Bỏ quê lên phố chỉ để có mức lương 5-8 triệu đồng, liệu có đáng?

27.03.2024 303 hongthuy95

Nhiều người nuôi mộng làm giàu ở các “miền đất hứa” mà bỏ quê hương, xa gia đình đi lập nghiệp. Thế nhưng, hỏi ra mới hay lương công nhân mỗi tháng cũng chỉ đủ tiêu, một số còn túng thiếu nói gì đến chuyện để dư rồi đổi đời. Vậy có đáng hay không quyết định bỏ quê lên phố nhưng cuộc sống vẫn chưa khấm khá mấy?

bỏ quê lên phố chỉ để có mức lương 5-8 triệu đồng liệu có đáng

Lương không cao nhưng công việc ổn định

5-8 triệu đồng/tháng là thu nhập bình quân của đại đa số công nhân, lao động làm công việc giản đơn, chân tay, không hoặc không quá yêu cầu bằng cấp, kinh nghiệm. Với số tiền này ở thành phố, chi tiêu muốn đủ phải chi li, tính toán kỹ, cân nhắc từng khoản chi mới mong không phải túng thiếu đến nỗi mượn nợ. Bởi, ở phố mức sống cao, hàng hóa thứ gì cũng đắt đỏ, rồi tiền trọ, tiền điện - nước - wifi, tiền học phí của con cho gia đình công nhân mang theo cả con lên đó sinh sống, còn cả tiền kết giao bạn bè, hiếu hỉ, tiệc tùng… tính ra nhiều lắm.

“Ở quê 5 triệu là đủ chi tiêu 1 tháng cho gia đình 3 thành viên, 8 triệu chắc chắn có dư vì đồ gì cũng rẻ hơn, nhà cửa có sẵn, không dùng quá nhiều điện, có nước máy, wifi thì rủ 2,3 nhà đóng chung thì tiền đóng chẳng còn là bao. Nhưng ở thành phố lại khó mà đủ sống. Cái gì cũng mắc gấp 2,3 lần dưới này…” - chị Hương, một công nhân may từ Thanh Hóa vô Sài Gòn lập nghiệp cho hay.

Thế nhưng, khi hỏi giữa việc ở quê làm đồng với lên thành phố làm công nhân thì sẽ chọn thế nào - đại đa số lao động đã bỏ quê lên phố chọn đi xa để có ngày trở về.

Lý do là vì: làm công nhân tuy có cực, lương không gọi là cao nhưng lại có việc để làm mỗi ngày, có lương để nhận mỗi tháng thay vì ăn bữa nay, lo bữa mai vì chuyện đồng án theo mùa hay chăn nuôi theo may rủi, nhỡ xui xui dính phải trận dịch là coi như đi tong…

Tăng ca cũng giúp tăng thu nhập, người chịu khó gặp công ty có đơn hàng nhiều và được tăng ca liên tục thì thu nhập cuối tháng có khi 10 triệu hoặc hơn. Khi đó, chi tiêu cũng thoải mái và hoàn toàn có tiền để dư…

Nếu có thể, chẳng ai muốn đi xa

Ở một diễn biến khác, có những người sau nhiều biến cố, nhất là giai đoạn dịch bệnh và suy thoái kinh tế khiến họ bị giảm thu nhập, mất việc nên đã phải về quê và không quay trở lại thành phố nữa. Khi đó họ nhận ra, đời sống ở quê nay khác trước rất nhiều, mọi thứ tốt hơn và hiện đại hơn, công việc cũng đa dạng và cho thu nhập khá hơn. Chưa kể lại được ở gần người thân, có nhà để quay trở về mỗi ngày sau ca làm việc, có chốn yên bình thân quen để thư giãn…

Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, là không phải địa phương nào cũng có các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp hay khách sạn, nhà hàng… những nơi có nhu cầu tuyển dụng nhiều lao động, yêu cầu tuyển không mấy cao để ai cũng có thể xin ứng tuyển và đi làm. Có những nơi kinh tế khó khăn, đời sống khổ cực, nhiều người không cam chịu cảnh đồng án bấp bênh và kỳ vọng một công việc ổn định hơn nên chấp nhận bỏ quê lên phố, đến vùng đất nhiều điều kiện phát triển hơn để lập nghiệp.

bỏ quê lên phố chỉ để có mức lương 5-8 triệu đồng liệu có đáng
Mỗi người một quan điểm và quyết định, còn bạn?

“Vấn đề là ở quê với vài sào ruộng thì không đủ sống. Nếu các tỉnh đều có các khu công nghiệp và với mức lương tầm 6-8 triệu/ tháng thì chẳng mấy ai đi đâu. Bởi có ai muốn xa gia đình, bạn bè để tới nơi xa xứ; có ai muốn rời nhà cửa đàng hoàng để đi ở trợ 10m2 chứ… Nếu ở quê đã tốt thì họ chẳng đi. Nói chung là đất lành thì chim đậu thôi.” - một công nhân khác bộc bạch.

Tóm lại vấn đề thì: tùy hoàn cảnh và sự lựa chọn của mỗi người để đánh giá xem, quyết định bỏ quê lên phố chỉ để có mức lương 5-8 triệu đồng là đáng hay không. Không ai sống thay hay giúp ai sống đủ đầy hơn, nên đừng phán xét hay chỉ trích quyết định của người khác.

Suy nghĩ của bạn thế nào về chuyện ở quê hay lên thành phố tìm việc? Bạn đang làm công việc gì? Có tha hương không?...

Ms. Công nhân

4.8 (758 đánh giá)
Bỏ quê lên phố chỉ để có mức lương 5-8 triệu đồng, liệu có đáng? Bỏ quê lên phố chỉ để có mức lương 5-8 triệu đồng, liệu có đáng?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cách kiểm soát tốc độ khi lái xe: Nhanh - Chậm tùy lúc

Cách kiểm soát tốc độ khi lái xe: Nhanh - Chậm tùy lúc

Đi quá nhanh dĩ nhiên dễ gây tai nạn, thế nhưng, đi chậm cũng không hẳn đã tốt. Tốc độ khi lái xe cần được kiểm soát linh hoạt, nhanh - chậm tùy lúc m...

25.07.2024 34

Nháy đèn pha xin đường: Ai nhường ai?

Nháy đèn pha xin đường: Ai nhường ai?

Nhiều bác tài tuy là lái mới hay đã lão làng vẫn cứ thắc mắc rằng: khi 2 xe ngược chiều nhau nhưng cùng gặp 1 chướng ngại vật, cả 2 xe đều nháy đèn th...

19.07.2024 77

Trình độ chuyên môn là gì? Phân loại và cách viết trình độ chuyên môn trong hồ sơ xin việc chuẩn

Trình độ chuyên môn là gì? Phân loại và cách viết trình độ chuyên môn trong...

Nhiều hồ sơ bị loại chỉ với lỗi sai đơn giản là viết sai trình độ chuyên môn trong hồ sơ xin việc. Vậy trình độ chuyên môn là gì? Phân loại trình độ c...

18.07.2024 81

OEE (Overall Equipment Effectiveness) là gì? Công thức tính OEE và cách để tối ưu nó trong sản xuất

OEE (Overall Equipment Effectiveness) là gì? Công thức tính OEE và cách để...

Trong hoạt động sản xuất, rất nhiều chỉ số đo lường hiệu suất được sử dụng để đánh giá hiệu quả. OEE là một trong những chỉ số quan trọng. Bạn đã biết...

17.07.2024 270