Những câu hỏi phỏng vấn QC thường gặp và gợi ý trả lời
04.11.2022 27836 bientap
QC là vị trí công việc không thể thiếu trong bất kì doanh nghiệp sản xuất nào, đảm nhận vai trò kiểm soát chất lượng sản phẩm. Để được tuyển dụng làm nhân viên QC, bạn phải hoàn thành tốt những câu hỏi phỏng vấn của mình. Vieclamnhamay.vn xin chia sẻ các câu hỏi phỏng vấn QC mà nhà tuyển dụng thường dùng để các bạn có sự chuẩn bị tốt nhất khi ứng tuyển vào vị trí công việc này.
►Câu hỏi giới thiệu về bản thân:
-
Anh/chị hãy giới thiệu đôi nét về bản thân mình?
-
Anh/chị tự nhận thấy điểm mạnh lớn nhất của mình là gì? Và anh/chị đã phát huy điểm mạnh đó như thế nào?
-
Anh/chị tự nhận thấy điểm yếu lớn nhất của bản thân là gì? Thời gian qua, anh/chị đã làm gì để khắc phục điều đó.
Đây là những câu hỏi thường xuyên xuất hiện trong các cuộc phỏng vấn, vì vậy ứng viên luôn chuẩn bị sẵn cho mình một đoạn giới thiệu cơ bản về bản thân như: Họ tên, tuổi, nơi sinh sống, trình độ, kinh nghiệm làm việc, tình trạng công việc hiện tại và đừng quên gửi lời cảm ơn đến Quý công ty đã quan tâm đến hồ sơ xin việc của bạn và cho bạn cơ hội tham gia buổi phỏng vấn. Hãy nói một cách trôi chảy, rõ ràng nhưng tự nhiên nhất để tạo ấn tượng với người phỏng vấn ngay từ những phút đầu nhé.
Đối với câu hỏi về điểm mạnh điểm yếu, đây cũng là câu hỏi khá phổ biến trong phỏng vấn. Đối vị trí QC, bạn nên nói về những điểm mạnh của mình có thể giúp ích cho công việc như: Tính trung thực, kiên nhẫn, có kỷ luật, có khả năng tập trung, sáng tạo. Sau đó đưa ra một vài dẫn chứng về điểm mạnh đó trong công việc trước đây bạn từng làm để cho người tuyển dụng cảm thấy thuyết phục.
Riêng đối với điểm yếu, đừng đưa ra những điểm yếu liên quan tới phẩm chất và kỹ năng công việc QC mà bạn đang ứng tuyển. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm QC trước đây thì câu trả lời khá hoàn hảo cho câu hỏi này chính là: Chưa có kinh nghiệm thực tế trong công việc QC, nhưng sau đó ngay lập tức cho nhà tuyển dụng biết bạn sẽ sớm khắc phục được điểm yếu này nhờ khả năng học hỏi nhanh, cầu tiến của mình.
Ngoài các câu hỏi trên, nhà tuyển dụng còn thường hỏi thêm các câu như: Vì sao anh/chị ứng tuyển vào vị trí nhân viên QC của công ty chúng tôi? Vì sao anh/chị lại nghỉ việc ở công ty cũ? Anh/chị đã học hỏi được điều gì từ những công việc trước đây? Những câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu kỹ hơn về tính cách của bạn, về cách ứng xử của bạn đối với công việc đã từng làm cũng như khả năng tiếp thu trong công việc. Hãy chọn cho mình cách trả lời phù hợp với hoàn cảnh bản thân, tránh các trường hợp như: Nói xấu sếp, đồng nghiệp công ty cũ, than vãn về chính sách, chế độ hay công việc cũ... luôn cho nhà tuyển dụng thấy tinh thần tích cực, khả năng thích ứng trong mọi hoàn cảnh của bạn.
►Câu hỏi về kiến thức chuyên môn
Dù bạn đã từng làm công việc QC hay chưa có kinh nghiệm ở vị trí này cũng nên nắm vững các kiến thức cơ bản có thể xuất hiện trong phần phỏng vấn. Phần câu trả lời chi tiết cho từng câu hỏi này nằm trong những bài viết mà Vieclamnhamay.vn đã chia sẻ. Các bạn có thể tham khảo và vận dụng hợp lý để hoàn thành các câu hỏi một cách suôn sẻ và tự nhiên nhất.
-
Theo anh/chị, 3 kỹ năng quan trọng nhất mà một nhân viên QC cần có là gì?
⇒Tham khảo câu trả lời tại: Top 8 kỹ năng quan trọng nhân viên QC giỏi cần có
-
Anh/chị hãy cho biết tiêu chuẩn ISO 9001 là gì và nhân viên QC thường áp dụng tiêu chuẩn này như thế nào?
⇒Tham khảo câu trả lời tại: ISO là gì? Bạn biết gì về tiêu chuẩn ISO
-
Những lỗi mà nhân viên QC hay mắc phải là gì và anh/chị sẽ làm gì để khắc phục điều đó?
⇒Tham khảo câu trả lời tại: Giúp QA/ QC chỉ ra 19+ lỗi cơ bản khi kiểm tra chất lượng giày thành phẩm
-
Anh/chị sẽ làm gì để nâng cao kiến thức cần cho công việc nhân viên QC?
⇒Tham khảo câu trả lời tại Chia sẻ kinh nghiệm trở thành QC giỏi dành cho bạn
►Câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp
-
Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng anh/chị?
-
Mục tiêu nghề nghiệp trong 5 năm tới của anh/chị là gì?
-
Anh/chị mong muốn mức lương bao nhiêu và chế độ đãi ngộ như thế nào?
Những câu hỏi này thường xuất hiện cuối buổi phỏng vấn, đừng quá khoa trương về những gì mình có thể làm hoặc mục tiêu của mình. Bạn hãy trả lời một cách chân thành nhất, cho nhà tuyển dụng thấy bạn thực sự nghiêm túc với công việc này và sẽ làm tốt nó. Riêng đối với mức lương, nếu bạn đã từng có kinh nghiệm QC, hãy căn cứ vào mức lương trước đây cũng như kinh nghiệm khả năng mình có để nêu ra một khoảng lương mong muốn. Hoặc bạn có thể trả lời bằng cách chuyển hướng câu hỏi, đề nghị nhà tuyển dụng cho biết rõ hơn về công việc. Thậm chí, bạn có thể đề nghị nhà tuyển dụng đưa ra mức lương trước, đưa ra chế độ phúc lợi của công ty.
Xem thêm: 9 Sai lầm của ngôn ngữ cơ thể khiến buổi phỏng vấn thất bại
-
Anh/chị có muốn hỏi điều gì không?
Đây là câu hỏi báo hiệu buổi phỏng vấn chuẩn bị kết thúc, câu hỏi có thể đơn giản nhưng lại khiến nhiều ứng viên lúng túng. Bạn hoàn toàn có thể trả lời “Không”, tuy nhiên đây không hẳn là lựa chọn khôn ngoan nếu bạn muốn ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Bạn nên chuẩn bị sẵn trước một số câu hỏi và chỉ nên chọn một câu hỏi để hỏi nhà tuyển dụng, tránh kéo dài thời gian buổi phỏng vấn. Nên tập trung câu hỏi vào nội dung công việc QC của bạn, ví dụ như:
- Cơ chế đánh giá hiệu suất làm việc cho vị trí QC của công ty là gì?
- Sau khi phỏng vấn thì sau bao lâu tôi nhận được thông báo về việc có phù hợp với vị trí công ty đang tuyển?
- Công ty có yêu cầu đặc biệt gì đối với vị trí QC không?
- Anh/chị cảm thấy những kỹ năng nào của tôi cần cải thiện để phù hợp với công việc?
Tâm lý lo lắng, hồi hộp trước mỗi buổi phỏng vấn là điều không tránh khỏi, việc tìm hiểu kỹ về công ty, công việc và chuẩn bị sẵn những câu trả lời sẽ giúp bạn tự tin hơn, trả lời tốt hơn, tạo ấn tượng tốt với người tuyển dụng cũng như cho thấy sự khác biệt của bạn với những ứng viên khác.
Ms. Công nhân
Xem thêm: Nhiệm vụ và công việc của nhân viên QC trong nhà máy