9 Sai lầm của ngôn ngữ cơ thể khiến buổi phỏng vấn thất bại

14.03.2019 2876 hongthuy95

Sự thật là đã có rất nhiều ứng viên dù sở hữu “CV 5 sao” - giàu kinh nghiệm làm việc thực tế - ngoại hình ưa nhìn - trang phục lịch sự đến phỏng vấn nhưng lại bị “out” chỉ vì sử dụng ngôn ngữ cơ thể không phù hợp. Vậy đó là những ngôn ngữ cơ thể sai lầm nào? Cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu để khắc phục nhé!

Những sai lầm của ngôn ngữ cơ thể trong buổi phỏng vấn

- Không giao tiếp bằng mắt

Không giao tiếp bằng mắt với nhà tuyển dụng (NTD) sẽ khiến họ nghĩ bạn là người thiếu tự tin – chưa đủ kiến thức và sự hiểu biết để trả lời câu hỏi được đưa ra hoặc đang nói dối. Nhìn trực diện vào mắt NTD khi giao tiếp và trả lời phỏng vấn; tuy nhiên, không nhìn chằm chằm hay nhìn quá lâu.

9 sai lầm của ngôn ngữ cơ thể khiến buổi phỏng vấn thất bại
Không giao tiếp bằng mắt thể hiện sự thiếu tự tin của ứng viên

- Không nở nụ cười

Những ứng viên không (thường xuyên) cười thường bị NTD đánh giá là người không thân thiện, khó hòa đồng và sống khép kín. Điều này hoàn toàn không phù hợp với hầu hết các ngành nghề đòi hỏi sự hợp tác, hỗ trợ nhau làm việc vì sự phát triển chung. Hơn nữa, nụ cười cũng thể hiện bạn là người tự tin, cởi mở, niềm nở và giàu năng lượng, năng lực tiềm tàng của một ứng viên năng nổ.

- Nghịch thứ gì đó trên bàn

Đó có thể là tiện tay cầm cây bút lên rồi quay hay vo tròn một mẫu giấy trên bàn… Hành vi như thế khiến NTD nghĩ rằng bạn đang không mấy hứng thứ với buổi phỏng vấn và dĩ nhiên, điều đó khiến bạn không tập trung vào cuộc nói chuyện.

- Tư thế ngồi xấu

Hành vi này tính luôn cho cả khi bạn bắt đầu buổi phỏng vấn trò chuyện với NTD và khi bạn ở phòng chờ. Một tư thế ngồi xấu: ngồi thườn thượt trên ghế, xếp chân lên ghế hay gục đầu xuống/ ngửa ra tường… đều khiến bạn mất điểm. Hãy đứng hoặc ngồi thẳng lưng, cổ cao, 2 tai và vai thẳng, hơi ưỡn ngực… tư thế này cho thấy bạn là người mạnh mẽ, tự tin, luôn tràn đầy năng lượng và đáng tin cậy

9 sai lầm của ngôn ngữ cơ thể khiến buổi phỏng vấn thất bại
Tư thế ngồi xấu khiến ứng viên bị mất điểm

- Loay hoay quá nhiều

Không ai muốn tiếp tục cuộc trò chuyện với một người luôn loay hoay quá nhiều trên ghế ngồi. Điều này không chỉ gây khó chịu cho người đối diện mà còn khiến họ cảm thấy bạn dường như đang bồn chồn, lo lắng và thiếu năng lượng. Ngoài ra, những hành động không chủ đích như nghịch tóc, sờ mặt hay bất cứ hành vi tương tự khác cũng cho thấy bạn đang bối rối, không tự tin và thiếu tập trung vào buổi phỏng vấn; đồng thời, NTD có thể sẽ bị mất tập trung bởi những hành động đó của bạn dẫn đến buổi phỏng vấn thường xuyên bị đứt quãng.

- Khoanh tay trước ngực

Cử chỉ này có thể khiến NTD nghĩ bạn đang không thoải mái, muốn khép mình lại để phòng thủ hoặc tách biệt với mọi người. Chuyên gia ngôn ngữ cơ thể chia sẻ rằng, ứng viên nên để NTD nhìn thấy tay của mình trong khi đang nói chuyện; nếu không, họ sẽ nghĩ bạn đang giấy thứ gì đó rất đáng nghi.

- Bắt tay hời hợt/ mạnh bạo

Nếu dành cho NTD một cái bắt tay hời hợt nghĩa là bạn đang lo lắng, xấu hổ và thiếu tự tin về chính mình. Do đó, để không gây hiểu lầm, hãy bắt tay NTD một cách chắc chắn nhưng không bắt quá chặt (họ sẽ nghĩ bạn cần tiếp thêm sức mạnh) – cái bắt tay chuẩn nhất là 2 lòng bàn tay tiếp xúc với nhau với 1 lực như nhau

9 sai lầm của ngôn ngữ cơ thể khiến buổi phỏng vấn thất bại
Chỉ nên bắt tay với lực vừa phải, không quá chặt cũng không quá nhẹ

- Ngồi rung chân, rung đùi

Điều này cho thấy bạn là người dễ thỏa mãn, không có chí tiến thủ; hơi bảo thủ và ít khi chịu nhận lỗi – là những tính cách mà một nhân viên không nên có.

- Thao tác tay quá nhiều

Sử dụng đôi tay để minh họa cho một vài ý kiến quan trọng là cần thiết nhưng không được lạm dụng quá nhiều lần sẽ khiến NTD cảm thấy khó chịu và không chú tâm vào những gì bạn nói. Kiểm soát hành vi cơ thể thể hiện một ứng viên chuyên nghiệp.

Ngồi rung chân, rung đùi  Điều này cho thấy bạn là người dễ thỏa mãn, không có chí tiến thủ; hơi bảo thủ và ít khi chịu nhận lỗi – là những tính cách mà một nhân viên không nên có.
Lạm dụng đôi tay quá nhiều trong diễn đạt khiến NTD khó chịu và bị phân tâm

Một ứng viên chuyên nghiệp sẽ có ngôn ngữ cơ thể thế nào?

Dưới đây là một số lưu ý trong điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể để khắc phục những sai lầm trên, giúp gây ấn tượng với NTD và tăng khả năng ứng tuyển thành công. Cụ thể:

- Bắt tay NTD bằng 1 hoặc 2 tay với lực vừa phải, không quá mạnh cũng không quá nhẹ

- Luôn giữ sắc mặt tươi tỉnh, thân thiện và mỉm cười đúng lúc

- Biết giao tiếp bằng mắt với mức độ tương tác thích hợp, tránh nhìn chằm chằm quá lâu vào đối phương gây bối rối

- Ngồi thẳng lưng, 2 tay chụm lại, đặt lên đùi hoặc mặt bàn ngay trước mặt

- Không khoanh tay trước ngực, không ngồi vắt chân

- Gật đầu nhẹ theo lời nói của NTD thể hiện sự đồng tình, nhưng phải biết chọn thời điểm thực hiện phù hợp; không gật liên tục không chủ đích.

- Khi ra về, lịch sự chào tạm biệt NTD, đi lui vài bước rồi mới quay lưng đi…

Ngồi rung chân, rung đùi  Điều này cho thấy bạn là người dễ thỏa mãn, không có chí tiến thủ; hơi bảo thủ và ít khi chịu nhận lỗi – là những tính cách mà một nhân viên không nên có.
Hãy điều chỉnh hành vì cho ngôn ngữ cơ thể để gây ấn tượng tốt với NTD

Đừng bao giờ nghĩ rằng chỉ cần mình giàu kinh nghiệm, nhiều thành tích thì đâu đâu cũng săn đón, tìm việc dễ dàng, deal lương nhanh chóng - nhiều NTD chấp nhận tuyển người mới toanh, non kinh nghiệm nhưng giàu ý chí cầu tiến để đầu tư đào tạo, hơn là chấp nhận một người quá tự tin về năng lực của bản thân và thiếu thiện chí trong việc lắng nghe và sửa đổi để hoàn thiện hơn cũng như phù hợp với văn hóa doanh nghiệp nơi sẽ làm việc và cống hiến trong tương lai.

Hy vọng bạn thấy bài chia sẻ này là hữu ích. Hãy tự đánh giá ngôn ngữ cơ thể của bản thân qua các cuộc phỏng vấn lẫn giao tiếp, làm việc mỗi ngày và chỉnh sửa để "đẹp" hơn nhé.

Ms. Công nhân

4.5 (295 đánh giá)
9 Sai lầm của ngôn ngữ cơ thể khiến buổi phỏng vấn thất bại 9 Sai lầm của ngôn ngữ cơ thể khiến buổi phỏng vấn thất bại

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Có nên gửi mail hỏi kết quả phỏng vấn? Viết gì trong mail đó để được phản hồi?

Có nên gửi mail hỏi kết quả phỏng vấn? Viết gì trong mail đó để được phản h...

Không ít ứng viên than thở rằng đã nhiều ngày sau khi kết thúc buổi phỏng vấn xin việc nhưng phía công ty sao mãi chẳng thấy hồi âm. Liệu mình bị đánh...

02.03.2023 786

5 lưu ý giúp ứng viên ghi điểm trong buổi phỏng vấn

5 lưu ý giúp ứng viên ghi điểm trong buổi phỏng vấn

Ấn tượng trong buổi phỏng vấn là yếu tố quyết định bạn có được tuyển dụng vào làm việc hay không. “Bỏ túi” 5 lưu ý sau đây sẽ giúp bạn tự tin hơn và “...

07.09.2022 9419

Mách nhỏ 6 việc cần làm sau khi được mời phỏng vấn

Mách nhỏ 6 việc cần làm sau khi được mời phỏng vấn

Hồ sơ xin việc của bạn đã vượt qua cửa ải đầu tiên và được nhà tuyển dụng mời đi phỏng vấn? Vậy bạn có biết cần chuẩn bị gì và làm gì để buổi phỏng vấ...

24.08.2022 11927

9 Bí Quyết Giúp Ứng Viên Chinh Phục Nhà Tuyển Dụng

9 Bí Quyết Giúp Ứng Viên Chinh Phục Nhà Tuyển Dụng

Bạn được hẹn phỏng vấn và chưa biết nên làm gì để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng? Bài viết này, Vieclamnhamay.vn xin chia sẻ 9 bí quyết giúp chinh ph...

24.08.2022 15891