Cách tính ngày đi đường khi nghỉ phép năm người lao động cần biết
05.10.2020 1915 hongthuy95
MỤC LỤC
Bạn dự định dành số ngày nghỉ hàng năm để về thăm quê. Bạn băn khoăn chưa biết sắp xếp thế nào vì khoảng cách di chuyển rất xa mà thời gian nghỉ phép lại hạn chế. Bạn muốn biết rõ quy định về nghỉ hàng năm - cách tính ngày đi đường khi nghỉ phép năm ra sao? Nếu chưa có nhiều thông tin, cùng Tuyencongnhan.vn tìm hiểu nhé!
NLĐ được nghỉ phép năm khi nào và bao lâu?
Cách tính số ngày nghỉ phép năm cho NLĐ
* Trường hợp NLĐ làm đủ năm (12 tháng)
NLĐ làm đủ 12 tháng trở lên cho một NSDLĐ thì được nghỉ hằng năm theo quy định và hưởng nguyên lương. Số ngày nghỉ phép năm được tính dựa vào các trường hợp cụ thể đã nêu tại Khoản 1 Điều 113 và Điều 114 (nếu có).
>>> Ví dụ: Chị A làm công nhân may tại Xí nghiệp X liên tục 2 năm nay. Theo đó, tổng số ngày nghỉ phép năm của chị A (nếu chưa được giải quyết nghỉ) sẽ là 24 ngày.
* Trường hợp NLĐ không làm đủ năm (12 tháng)
NLĐ nếu không làm đủ năm cho một NSDLĐ thì tùy vào quy định của doanh nghiệp mà số ngày phép năm sẽ được tính bằng 1 trong 2 cách sau:
+ Tính tương ứng theo số tháng đã làm việc
>>> Ví dụ: Anh B làm việc tại Công ty Y từ ngày 1/1/2020 đến hết ngày 31/7/2020 thì muốn xin nghỉ phép năm. Theo đó, anh B sẽ được nghỉ phép 7 ngày.
+ Lấy số ngày nghỉ hàng năm cộng với số ngày nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng rồi nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm. Kết quả phép tính được làm tròn thành số nguyên, nếu phần thập phân >= 0,5 thì làm tròn lên 1 đơn vị.
>>> Ví dụ: Anh C làm việc tại Công ty Z trong điều kiện bình thường nhưng chưa làm đủ 12 tháng làm việc mà chỉ làm được 10 tháng thì số ngày nghỉ phép năm của anh C được tính là (12 : 12) * 10 = 10 ngày.
Cách tính ngày đi đường khi nghỉ phép năm
Như vậy, nếu người đăng ký nghỉ phép năm có thời gian đi đường cả đi và về từ 2 ngày trở xuống thì số ngày đi đường sẽ nằm trong số ngày nghỉ phép năm theo quy định. Trường hợp thời gian đi đường bằng phương tiện ô tô, tàu hỏa, tàu thủy cho cả 2 chiều đi và về trên 2 ngày thì từ ngày thứ 3 trở đi sẽ được tính thêm thời gian đi đường ngoài số ngày nghỉ hàng năm.
>>> Ví dụ 1: Ông D làm việc tại một công ty ở tỉnh Ninh Thuận từ năm 2010, nay muốn nghỉ phép năm về thăm quê ở Hà Tĩnh bằng ô tô cho cả 2 chiều đi và về.
Để đi qua đọan đường bộ dài 1.018km từ Phan Rang-Tháp Chàm tỉnh Ninh thuận đến Hà Tĩnh, ô tô chở khách sẽ phải chạy trên đường hết khoảng 22 giờ, cộng thêm thời gian dừng nghỉ dọc đường thì đến Hà Tĩnh hết khoảng 26 giờ (hơn 1 ngày). Tính tương tự cho chiều ngược lại từ Hà Tĩnh đi Phan Rang-Tháp Chàm bằng ô tô cũng sẽ phải mất hơn 1 ngày chạy xe (bao gồm thời gian nghỉ ngơi, ăn uống). Tổng thời gian đi đường cho cả 2 chiều đi và về của ông C hết khoảng 52 giờ (hơn 2 ngày). Vì thế, từ ngày thứ 3 trở đi, ông C sẽ được tính thêm thời gian đi đường ngoài số ngày nghỉ phép hàng năm, tức cộng thêm 1 ngày đi đường.
Nghỉ phép năm trùng với nghỉ lễ, Tết thì tính thế nào?
Trường hợp NLĐ nghỉ phép năm trùng với ngày nghỉ lễ, Tết thì cùng với việc được nghỉ hưởng nguyên lương những ngày nghỉ phép năm tương ứng theo quy định thì còn được hưởng nguyên lương tương ứng với số ngày ngày lễ, Tết.
Chưa nghỉ hằng năm hoặc nghỉ chưa hết số ngày nghỉ thì tính thế nào?
Nghỉ phép năm là một trong những quyền lợi hợp pháp cơ bản của NLĐ. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ hữu ích, giúp NLĐ có thêm nguồn tham khảo trước khi thỏa thuận nghỉ phép năm với công ty.
5 quy định về ngày nghỉ phép hàng năm người lao động cần biết
Ms. Công nhân