Cắt giảm nhân sự và 5 điều cần biết

14.01.2021 3669 hongthuy95

Dù là doanh nghiệp (DN) muốn giảm lượng nhân viên hay lao động (LĐ) có nguy cơ mất việc theo kế hoạch cắt giảm nhân sự cũng đều cần nắm rõ những quy định dưới đây để đảm bảo tuân thủ đúng luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bản thân.

cắt giảm nhân sự và 5 điều cần biết
Hàng nghìn DN buộc phải cắt giảm nhân sự vì sản xuất kinh doanh khó khăn

Cắt giảm nhân sự là gì?

Cắt giảm nhân sự là việc công ty, DN, người sử dụng lao động (NSDLĐ) cùng lúc chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) - cho nghỉ việc trước thời hạn nhiều hơn 1 LĐ trở lên.

Việc cắt giảm cần được lên kế hoạch và thông báo công khai cho LĐ được biết, đồng thời phải đảm bảo đúng luật. Mọi hành vi buộc lao động nghỉ việc vô cớ sẽ bị coi là trái pháp luật và bị xử lý theo quy định.

DN cắt giảm nhân sự đúng luật khi nào?

Điều 42 Bộ Luật Lao động 2019 quy định, DN được phép cắt giảm nhân sự với 1 trong 2 lý do chính đáng sau đây:

+ Thay đổi cơ cấu, công nghệ

Gồm:

- Thay đổi cơ cấu tổ chức như sáp nhập, giải thể 1 hay một số bộ phận nên phải tổ chức lại LĐ

- Thay đổi một phần hoặc toàn bộ quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành nghề sản xuất, kinh doanh của DN giúp năng suất lao động cao hơn

- Thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm dẫn đến sử dụng ít LĐ hơn

+ Lý do kinh tế

- Khủng hoảng, kinh tế suy thoái

- Thực hiện chính sách của nhà nước khi tái cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.

Ngoài ra, trường hợp công nhân, lao động vi phạm các lỗi thuộc trường hợp bị sa thải hay bị DN, NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng luật thì cũng sẽ bị mất việc.

Cụ thể:

cắt giảm nhân sự và 5 điều cần biết
Theo điều 125

 

cắt giảm nhân sự và 5 điều cần biết
Theo điều 36

Quy trình thực hiện cắt giảm nhân sự đúng luật của DN

DN, NSDLĐ không thể ngay lập tức cho LĐ nghỉ việc mà cần tuân thủ đúng quy trình các bước theo quy định. Cụ thể:

- Bước 1: Xây dựng phương án sử dụng lao động cụ thể và phù hợp

+ Đảm bảo thể hiện đầy đủ các nội dung chủ yếu, gồm: danh sách và số lượng LĐ được đưa đi đào tạo lại để sử dụng tiếp; danh sách và số lượng LĐ nghỉ hưu; danh sách và số lượng lao động phải chấm dứt hợp đồng (bị cắt giảm)

+ Phương án sử dụng lao động cần có sự tham gia của công đoàn cơ sở hoặc tổ chức đại diện hợp pháp của NLĐ

+ Được thông báo công khai cho NLĐ biết trong thời hạn 15 ngày tính từ ngày phương án sử dụng lao động được thông qua

- Bước 2: Trao đổi với tổ chức đại diện hợp pháp của NLĐ, công đoàn cơ sở về kế hoạch cho LĐ thôi việc vì lý do chính đáng (như trên)

- Bước 3: Gửi thông báo đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh

+ Nội dung thông báo gồm: tên, địa chỉ của NSDLĐ; tổng số lao động của DN, số lượng lao động bị cắt giảm; lý do cắt giảm; thời điểm thực hiện cắt giảm; kinh phí dự kiến dùng chi trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ

+ Thông báo được soạn thành văn bản và gửi đi trước 30 ngày tính đến thời điểm cho NLĐ nghỉ việc

- Bước 4: Ra quyết định cho nghỉ việc gửi tới NLĐ sau khi đã thông báo trước đó 30 ngày

- Bước 5: Tiến hành chi trả trợ cấp mất việc cho NLĐ

cắt giảm nhân sự và 5 điều cần biết
Việc cắt giảm nhân sự cần thực hiện đúng quy trình và đúng luật

Mẫu thông báo quyết định chấm dứt hợp đồng

DN, NSDLĐ trong một số trường hợp sẽ ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với NLĐ dưới hình thức văn bản.

>>> Mẫu tham khảo chi tiết và dowload: Tại đây!

Nếu nằm trong danh sách cắt giảm nhân sự, quyền lợi của NLĐ là gì?

Trường hợp không may nằm trong danh sách cắt giảm nhân sự của DN, NSDLĐ, NLĐ cần nắm rõ những quyền lợi sẽ nhận được dưới đây:

+ Được đào tạo lại để sử dụng tiếp (nếu được)

Trường hợp LĐ đã làm việc cho DN từ đủ 12 tháng trở lên nhưng do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ ảnh hưởng đến việc làm của nhiều NLĐ thì NSDLĐ có trách nhiệm tổ chức đào tạo lại để tiếp tục sử dụng họ vào những vị trí làm việc mới (nếu có và phù hợp).

+ Được chi trả trợ cấp mất việc làm

Trường hợp DN không thể giải quyết việc làm mới phù hợp cho NLĐ mà phải cho họ nghỉ việc thì phải chi trả trợ cấp mất việc làm cho họ. Luật quy định căn cứ vào thời gian làm việc của NLĐ để tính trợ cấp mất việc làm. Theo đó, NLĐ làm việc cho NSDLĐ từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm thì cứ mỗi năm làm việc sẽ được trả 1 tháng tiền lương nhưng ít nhất cũng phải bằng 2 tháng lương.

(Tức là: nếu NLĐ làm việc cho NSDLĐ từ đủ 12 tháng trở lên nhưng dưới 18 tháng thì khi bị cắt giảm, mất việc làm cũng sẽ nhận được trợ cấp mất việc làm bằng 2 tháng tiền lương)

* Lưu ý:

- Thời gian làm việc của NLĐ dùng tính trợ cấp mất việc làm sẽ được tính bằng cách lấy tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ trừ đi thời gian đã tham gia BHTN và trừ tiếp thời gian làm việc đã được tính để chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu có trước đó.

+ Trường hợp số năm NLĐ làm việc có tháng lẻ thì được tính như sau: dưới 1 tháng, không tính – từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng, tính bằng 6 tháng làm việc – từ đủ 6 tháng đến 12 tháng, tính bằng 1 năm làm việc. (Ví dụ: nếu làm việc 34 tháng thì tính là 3 năm (2 năm + 10 tháng, làm tròn thành 1 năm) – nếu làm việc 27 tháng thì tính 2,5 năm (2 năm + 3 tháng, làm tròn thành 6 tháng = nửa năm).

- Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 6 tháng lương liền kề trước khi NLĐ mất việc làm theo HĐLĐ, bao gồm cả phụ cấp (nếu có).

- Thời gian chi trả trợ cấp mất việc làm sẽ không quá 7 ngày kể từ ngày nhận được quyết định nghỉ việc; trường hợp đặc biệt thì không được quá 30 ngày.

- Trường hợp bị cắt giảm lao động thì NLĐ được hưởng trợ cấp mất việc làm, chứ không phải trợ cấp thôi việc

+ Được thỏa thuận mức bồi thường mất việc làm với DN

NLĐ được phép gặp để đàm phán và thỏa thuận mức bồi thường cho việc bị mất việc làm do DN thực hiện cắt giảm nhân sự vì lý do công khai. Pháp luật hiện không quy định cụ thể về vấn đề này.

cắt giảm nhân sự và 5 điều cần biết
DN phải chi trả trợ cấp mất việc làm cho lao động liên quan khi cắt giảm nhân sự

 

Cắt giảm nhân sự là việc làm không DN nào mong muốn bởi kéo theo nhiều hệ lụy. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan, chính đáng khiến họ bắt buộc phải làm vậy. Với những thông tin chi tiết được Vieclamnhamay.vn chia sẻ trên đây hy vọng sẽ hữu ích với cả DN, NSDLĐ và NLĐ; làm căn cứ tham khảo để thực hiện đúng luật và đảm bảo quyền lợi của bản thân, cân nhắc trước mỗi quyết định.

Ms. Công nhân

(Tham khảo theo Bộ Luật Lao động 2019)

4.6 (166 đánh giá)
Cắt giảm nhân sự và 5 điều cần biết Cắt giảm nhân sự và 5 điều cần biết

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Sổ quản lý lao động và 6 điều Doanh nghiệp cần biết để tránh bị phạt

Sổ quản lý lao động và 6 điều Doanh nghiệp cần biết để tránh bị phạt

Doanh nghiệp (DN) triển khai tuyển dụng và tổ chức sản xuất - kinh doanh theo luật định đều phải tạo sổ quản lý lao động. Vậy sổ quản lý lao động là g...

14.03.2024 243

ESG là gì? Tips tăng chỉ số ESG cho nhà máy, xí nghiệp

ESG là gì? Tips tăng chỉ số ESG cho nhà máy, xí nghiệp

Sản xuất, kinh doanh gắn với sự phát triển bền vững và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm. Nhiều nhà đầu tư cũng dựa vào yếu...

05.03.2024 174

Tại sao phần lớn công nhân trẻ không muốn gắn bó với nhà máy?

Tại sao phần lớn công nhân trẻ không muốn gắn bó với nhà máy?

Việt Nam nổi tiếng có nguồn lao động dồi dào, rẻ, trẻ và khỏe. Các doanh nghiệp từ đó mà dễ dàng trong khâu thu hút và tuyển dụng đối tượng lao động đ...

23.02.2024 421

Tăng lương, duy trì thưởng Tết để giữ lao động dù đơn hàng giảm

Tăng lương, duy trì thưởng Tết để giữ lao động dù đơn hàng giảm

Đó là cam kết của một số công ty trong nỗ lực duy trì sản xuất - giữ chân lao động ở giai đoạn suy thoái kinh tế chung. Được biết, những doanh nghiệp...

18.12.2023 427