Trao cơ hội việc làm cho lao động lớn tuổi, tại sao...
Có không ít doanh nghiệp không muốn tuyển dụn...
04.12.2023 14659
Là F3 liên quan đến trường hợp công nhân Công ty TNHH Panasonic Việt Nam dương tính với Covid-19, anh Phan H.T (quê Phú Thọ) - công nhân công ty Denso Việt Nam phải đi khai báo y tế tại Trạm y tế xã và tự cách ly tại nhà 14 ngày. Anh T. cho biết: “Đây là lần đầu tôi ngừng việc cách ly tại nhà vì dịch bệnh nên không biết có ảnh hưởng đến lương và quyền lợi của mình không?”.
Trường hợp tương tự, chị H.Q là F2 của một ca mắc Covid-19 trong khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) cũng băn khoăn về khoản tiền lương mà mình nhận được khi bắt buộc phải cách ly y tế. “Thu nhập của tôi vốn đã không cao lắm, mà giờ không thể đi làm trong vòng 2 tuần nên chưa biết sẽ nhận được bao nhiêu tiền lương đây…” - Chị Q. bày tỏ lo lắng.
Không riêng anh T. hay chị Q., có lẽ nhiều công nhân khác đang phải cách ly tại nhà hay ở cơ sở tập trung đều không rõ mình có nhận được tiền lương không - nếu có thì là bao nhiêu trong thời gian ngừng việc vì lý do bất khả kháng này.
Đặt câu hỏi này cho đại diện Đoàn Luật sư Tp. Hà Nội, Luật sư Nguyễn Hữu Toại cho biết: với trường hợp người lao động phải ngừng việc do doanh nghiệp (hoặc 1 bộ phận của doanh nghiệp) dừng hoạt động vì bị phong tỏa hoặc đi cách ly y tế theo yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền - nếu thời gian ngừng việc dưới 14 ngày thì lương ngừng việc công nhân được chi trả không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Nếu thời gian ngừng việc trên 14 ngày thì lương ngừng việc từ ngày thứ 15 trở đi do doanh nghiệp và người lao động tự thỏa thuận - nhưng chủ yếu vẫn phụ thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp. Nhưng phải đảm bảo tiền lương ngừng việc của 14 ngày đầu không thấp hơn quy định mức lương tối thiểu vùng.
Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng năm 2021 vẫn được áp dụng theo Nghị định số 90 ban hành năm 2019 của Chính phủ. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng quy định cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp hoạt động tại địa phương thuộc vùng I: 4.420.000 đồng/tháng
- Doanh nghiệp hoạt động tại địa phương thuộc vùng II: 3.920.000 đồng/tháng
- Doanh nghiệp hoạt động tại địa phương thuộc vùng III: 3.430.000 đồng/tháng
- Doanh nghiệp hoạt động tại địa phương thuộc vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng
⇒ Ví dụ công ty bạn làm việc thuộc vùng II, nếu ngừng việc cách ly 14 ngày thì lương ngừng việc cho 14 ngày đó được tính như sau:
Lương ngừng việc = 3.920.000 : 26 (công) x 14 ngày cách ly = 2.110.000 đồng
Vậy số tiền lương ngừng việc bạn được nhận sẽ không thấp hơn 2.110.000 đồng
Để biết doanh nghiệp mình làm việc thuộc vùng nào, bạn hãy xem chi tiết:
Một điều cần lưu ý là, với mỗi tỉnh/ thành, không phải tất cả các quận/ huyện trực thuộc đều được xếp chung 1 vùng lương, cho nên bạn nhớ tra theo đường dẫn: tỉnh/ thành -> Quận/Huyện/Thị xã nơi doanh nghiệp hoạt động -> vùng lương -> mức lương tối thiểu vùng tương ứng.
(Theo Lao động)
Nhiều bạn trẻ dự định bắt đầu công việc với nghề may nhưng hoang mang chưa biết sẽ làm việc với những công cụ, dụng cụ nào – cách sử dụng và bảo quản...
04.11.2024 301
Mọi lĩnh vực, ngành nghề tổ chức sản xuất, kinh doanh đều yêu cầu đảm bảo an toàn lao động. Ngành giày da với nhu cầu nhân sự cao, số lượng người lao...
28.10.2024 197
Nếu nguyên phụ liệu ngành may là tập hợp vải cùng các phụ kiện khác làm nên sản phẩm hàng may mặc hoàn chỉnh thì nguyên phụ liệu ngành giày da sẽ gồm...
23.10.2024 620
An toàn lao động là quy định hàng đầu buộc doanh nghiệp lẫn người lao động phải tuân thủ để đảm bảo môi trường làm việc an toàn và thân thiện, góp phầ...
23.10.2024 357
Hãy để vieclamnhamay.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
Hãy để vieclamnhamay.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!