Ngừng việc là gì? Khi nào thì Công nhân được trả lương ngừng việc?
02.03.2021 4375 hongthuy95
Dù không đi làm, không có việc để làm thì công nhân vẫn được trả lương ngừng việc trong một số trường hợp cụ thể. Vậy ngừng việc là gì? Lương ngừng việc là gì? Khi nào thì công nhân được trả lương ngừng việc? Nếu chưa có giải đáp thỏa đáng, để Vieclamnhamay.vn giúp bạn.

Công việc đang được thực hiện như bình thường thì bỗng nhiên bị buộc phải dừng lại. Công nhân thôi không làm việc nữa. Tức ngừng việc. Hiểu chính xác ngừng việc là gì - lương ngừng việc là gì và quy định về lương ngừng việc ra sao sẽ giúp đảm bảo các quyền lợi hợp pháp cho người lao động yếu thế.
Ngừng việc là gì?
Ngừng việc là tình trạng người lao động (NLĐ) phải tạm ngưng hoặc không được làm công việc được giao theo thỏa thuận trong hợp đồng do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan.
Công nhân ngừng việc khi nào?
Luật quy định 3 trường hợp NLĐ phải ngừng việc đó là:
- Phát sinh sự cố do lỗi từ phía Doanh nghiệp (DN), Người sử dụng lao động (NSDLĐ)
- Phát sinh sự cố do lỗi từ NLĐ (có thể là đồng nghiệp hoặc chính NLĐ đó)
- Phát sinh sự cố do lỗi khách quan như hỏa hoạn, thiên tai, dịch bệnh, địch họa; sự cố điện, nước nhưng không phải lỗi từ phía DN, NSDLĐ; di dời địa điểm làm việc theo yêu cầu của cơ quan chức năng hoặc vì lý do kinh tế.
Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà xem xét trả lương ngừng việc tương ứng cho NLĐ theo quy định của pháp luật và thỏa thuận chung.

Lương ngừng việc là gì?
Lương ngừng việc là khoản tiền NLĐ được nhận khi phải nghỉ việc tạm thời, ngưng không làm việc nữa nhưng không do lỗi của họ gây nên, chẳng hạn như:
Dựa vào quy định của pháp luật và thỏa thuận trong hợp đồng lao động sẽ chi tiết lương ngừng việc có thể nhận được để công nhân được rõ.
Lương ngừng việc được tính thế nào?
Tùy vào tình huống phải ngừng việc, xét lỗi, nguyên nhân xuất phát từ đâu để căn cứ tính lương ngừng việc cho NLĐ hợp lý và đúng luật.
Cụ thể:
- Trường hợp lỗi do DN, NSDLĐ thì NLĐ được trả đủ 100% tiền lương những ngày ngừng việc tương ứng theo thỏa thuận trong hợp đồng
- Trường hợp lỗi do NLĐ thì chính lao động đó sẽ không được trả lương ngừng việc
- Trường hợp lỗi do NLĐ - đồng nghiệp thì NLĐ không phạm lỗi nhưng phải ngừng việc sẽ được trả lương theo mức thỏa thuận với điều kiện không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đó
- Trường hợp ngừng việc do lỗi khách quan bất khả kháng thì DN, NSDLĐ và NLĐ thỏa thuận mức lương ngừng việc sẽ chi trả dựa theo số ngày phải ngừng việc. Nếu phải ngừng việc từ 14 ngày trở xuống thì tiền lương nhận được theo thỏa thuận không được thấp hơn lương tối thiểu vừng. Nếu phải ngừng việc trên 14 ngày thì tiền lương ngừng việc của 14 ngày đầu tiên không được thấp hơn lương tối thiểu vùng, những ngày khác trả theo thỏa thuận và không có điều kiện kèm theo.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, nếu được, DN, NSDLĐ sẽ điều chuyển tạm thời NLĐ sang làm công việc khác (nếu có), có sự thỏa thuận của 2 bên. Khi đó, căn cứ vào quy định và thỏa thuận cụ thể sẽ áp dụng mức lương phù hợp.
Ngừng việc là điều không ai mong muốn. Thế nhưng, để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ nếu phải ngừng việc mà không do lỗi của họ thì DN, NSDLĐ cần chi trả lương tương ứng và đầy đủ theo quy định. Mặc khác, khi phải ngừng việc vì lí do bất khả kháng và kéo dài trên 14 ngày thì mức lương ngừng việc mà NLĐ nhận được sẽ giảm đi đáng kể. Đây được xem là quy định phù hợp nhằm chia sẻ khó khăn với DN, NSDLĐ khi phải tạm dừng kinh doanh một cách bất lực và bắt buộc.
Ms. Công nhân
(Tham khảo từ Bộ Luật Lao động 2019)