Đừng bỏ lỡ 8 chữ P trong hành trình tìm việc
06.09.2022 3373 ungvien
Để tìm được một công việc phù hợp, bạn cần phải có những kỹ năng nào? Chuẩn bị ra sao? Nếu bạn vẫn còn hoang mang, hãy cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu kỹ hơn về 8 chữ P trong hành trình tìm việc dưới đây nhé.
8 chữ P trong hành trình tìm việc
1. Positioning – Định vị bản thân
Bạn cần xác định được bản thân mình có những yếu tố gì nổi trội, điều mà sẽ khiến nhà tuyển dụng để ý đến bạn. Nếu không có điều gì nổi bật thì bạn cần phải học hỏi, rèn luyện thêm để tạo ra những thế mạnh cho bản thân như: kỹ năng giao tiếp Tiếng anh, kỹ năng bán hàng… Đây là chữ P quan trọng nhất.
2. Process – Nhận diện nhà tuyển dụng mục tiêu
Nhận diện những nhà tuyển dụng mục tiêu là việc tìm hiểu yêu cầu công việc của họ để xem bản thân mình có đáp ứng được yêu cầu công việc không. Khi nắm được yêu cầu của nhà tuyển dụng thì trong CV bạn phải nhấn mạnh những kỹ năng nào của bản thân có thể đáp ứng được vị trí đó. Có như vậy thì cơ hội được mời phỏng vấn của bạn sẽ cao hơn so với việc liệt kê quá nhiều nhưng chẳng có gì là nổi bật.
3. Persistence – Kiên trì
Tìm việc làm không phải là công việc ngày một ngày hai cho nên muốn tìm được một việc làm phù hợp bạn phải thực sự kiên trì. Một, hai, ba nhà tuyển dụng chưa nhận thì bạn hãy tìm đến nhiều nhà tuyển dụng hơn. Bạn cũng có thể nhờ bạn bè giới thiệu với các nhà tuyển dụng để tiếp cận được nhiều cơ hội nghề nghiệp tốt hơn.
4. Performance – Chứng tỏ khả năng
CV là công cụ để bạn cho nhà tuyển dụng thấy được khả năng của bạn. Do đó mà bạn cần tập trung trình bày rõ ràng những kỹ năng, thế mạnh của bản thân. Để tăng tính thuyết phục, bạn cần phải nêu rõ số liệu về những thành tích bạn đã đạt được. Ví dụ như trong 1 năm làm việc cho công ty A, bạn đã giúp công ty mở rộng thị trường kinh doanh tại khu vực B từ 20 đại lý lến 30 đại lý. Việc nêu ra những con số cụ thể như thế này sẽ khiến nhà tuyển dụng chú ý đến bạn hơn và cơ hội có được việc làm của bạn cũng sẽ cao hơn.
5. Personality – Tính cách
Một trong những yếu tố để nhà tuyển dụng quyết định chọn hay không chọn nhân viên phụ thuộc vào tính cách của bạn. Đôi khi giữa những ứng viên có bằng cấp với một ứng viên có tính cách phù hợp, nhà tuyển dụng sẽ chọn ứng viên có tính cách. Vị thế mà trong quá trình phỏng vấn bạn phải đem đến cho nhà tuyển dụng cảm giác tin tưởng ở bạn, hãy trao đổi với nhà tuyển dụng một cách thật cởi mở để hai bên có cơ hội được hiểu rõ nhau hơn.
6. Preparation - Chuẩn bị
Sự chuẩn bị là không bao giờ thiếu trong bất kỳ hành trình tìm việc nào. Một số nhà tuyển dụng thường đưa ra các câu hỏi khó, hóc búa và cần ứng viên luôn phải tìm hiểu kỹ càng về công ty, quá trình hoạt động, các kênh truyền thông, đối thủ cạnh tranh, số lượng khách hàng, người làm ở vị trí này cần biết những kỹ năng gì, sẽ làm việc với người nào, chức năng chính của vị trí, ý nghĩa của vị trí với công ty,...
Bên cạnh đó, luôn chuẩn bị thêm những nội dung để kết thúc buổi phỏng vấn. Điều này giúp ứng viên có được điểm cộng từ nhà tuyển dụng.
7. Practise - Luyện tập
Cách tốt nhất để giảm bớt sự lo lắng trong buổi phỏng vấn là luyện tập kỹ càng câu trả lời phù hợp, tự tin và tốt nhất. Hãy thường xuyên nói trước gương để kiểm tra câu trả lời và khả năng lưu loát trong cách nhả chữ.
Với một số ngành nghề cần ứng viên khả năng xử lý tình huống nhanh nhẹn. Do đó, bạn cũng nên tìm hiểu trước một số trường hợp gặp phải khi làm việc trong nghề và đưa ra những giải pháp cụ thể.
8. Presentation - Ăn mặc gọn gàng
Trong buổi phỏng vấn đầu tiên, bạn nên chuẩn bị trang phục gọn gàng, sạch sẽ, phù hợp với văn hóa tại công ty đang ứng tuyển. Tốt nhất, bạn nên tham khảo trước trang phục mà nhân viên công ty bạn đang ứng tuyển.
Ấn tượng ban đầu đóng vai trò quan trọng với bất kỳ cuộc phỏng vấn nào. Bạn có thể bị điểm trừ nếu ăn mặc lôi thôi hoặc không nghiêm túc.
Hành trình tìm việc cần có sự chuẩn bị kỹ càng về công việc, công ty, yêu cầu, chế độ làm việc,... cùng trau dồi kỹ năng, chuyên môn đáp ứng nhu cầu tuyển dụng. Cộng vào đó, hãy luôn tự tin thể hiện cá tính quan điểm cá nhân và năng lực bản thân nhé.
5 điều “không nên” làm nếu bạn không muốn bị đánh trượt
1. Ngại ngùng, nhút nhát, khép mình
Không phải công ty nào tuyển dụng cũng đăng tin trên mạng xã hội, một số doanh nghiệp thường sẽ sử dụng mối quan hệ thân thiết hay các câu lạc bộ,... Vì thế, bên cạnh việc tìm kiếm trên Internet, bạn nên mở rộng ra bằng cách tham gia các hội nhóm, trò chuyện, kết bạn,... Điều này giúp thu hút cơ hội việc làm đến với bạn nhiều hơn.
2. Không chuẩn bị kỹ càng hồ sơ xin việc
Dẫu kinh nghiệm lâu năm nhưng nếu không có sự chuẩn bị, đầu tư vào hồ sơ xin việc, bạn vẫn bị đánh trượt so với ứng viên khác. Vì thế, hãy chuẩn bị kỹ càng và dành thời gian trau chuốt hồ sơ xin việc một cách kỹ càng.
3. Sử dụng 1 hồ sơ cho tất cả các vị trí ở nhiều công ty
Bạn sẽ dễ bị loại nếu sử dụng 1 hồ sơ cho tất cả vị trí ở nhiều công ty khác nhau. Bởi có những vị trí yêu cầu khác hoàn toàn so với kinh nghiệm, năng lực bạn nêu ra bên trong hồ sơ. Vì thế, trước khi ấn nút gửi, hãy chỉnh sửa một vài điểm để phù hợp với vị trí tuyển dụng nhé.
4. Không chuẩn bị kỹ càng khi trả lời phỏng vấn
Nếu ứng viên không chuẩn bị kỹ càng, đi đến nơi trễ, quần áo luộm thuộm,... sẽ khiến cho nhà tuyển dụng không thiện cảm và dễ có nguy cơ bị đánh rớt.
5. Chưa chuẩn bị về việc trao đổi lương
Nếu bạn chưa chuẩn bị kế hoạch để trao đổi vấn đề lương và lý do lựa chọn mức lương đó sẽ thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp cho bản thân. Tùy thuộc vào từng vị trí, bạn nên tìm hiểu để đưa ra mức thu nhập phù hợp.
Trên đây là 8 chữ P cần nhớ và 5 điều không nên làm trong hành trình tìm việc. Hy vọng rằng ứng viên sẽ ghi nhớ và hoàn thiện trong quá trình phỏng vấn.
Ms.Công nhân