Trao cơ hội việc làm cho lao động lớn tuổi, tại sao...
Có không ít doanh nghiệp không muốn tuyển dụn...
04.12.2023 14660
Trong lĩnh vực kinh tế, FPI - Foreign Portfolio Investment là hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài. Các nhà đầu tư chỉ thực hiện hoạt động mua – bán tài sản tài chính (chủ yếu trên thị trường chứng khoán) ở nước ngoài để kiếm lợi nhuận chứ không trực tiếp thành lập doanh nghiệp, xây nhà máy để kinh doanh như các doanh nghiệp FDI.
Tính thanh khoản cao
Tính thanh khoản cao có nghĩa là nhà đầu tư hoàn toàn có thể nhanh chóng bán hoặc mua các tài sản tài chính mà không bị tác động nhiều bởi yếu tố giá cả. Và điều này khiến cho hình thức đầu tư FPI trở thành một khoản đầu tư ngắn hạn.
Tính bất ổn định
Vì mang tính thanh khoản cao nên dòng vốn FPI thường bất ổn định. Tính bất ổn định này có thể tác động tích cực đến thị trường tài chính nội địa; khiến thị trường hoạt động năng động, hiệu quả hơn; nguồn vốn đầu tư được phân bổ, dịch chuyển từ nơi có lợi nhuận thấp sang nơi có lợi nhuận cao. Tuy nhiên, khi hoạt động này diễn ra quá nhanh sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thị trường tài chính.
Tính dễ đảo ngược
Đây là hệ quả của tính thanh khoản cao và bất ổn định, gây tác động xấu lên nền kinh tế, xuất hiện những khoảng trống đầu tư mà trong thời gian ngắn rất khó để hồi phục. Vì dễ đảo ngược nên nhà đầu tư hoàn toàn có thể rút một lượng lớn vốn FPI từ thị trường tài chính nước này để đầu tư sang thị trường của một nước khác để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn.
Những hình thức đầu tư FPI phổ biến nhất hiện nay phải kể đến như sau:
- Góp vốn, mua cổ phần ở những công ty trong nước ở Việt Nam chưa được niêm yết và đăng ký giao dịch ở thị trường chứng khoán. Nếu sử dụng hình thức này, người đầu tư không được trực tiếp quản lý doanh nghiệp.
- Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam mà không niêm yết ở thị trường chứng khoán, đăng ký giao dịch.
- Mua trái phiếu và những loại chứng khoán ở thị trường Việt Nam.
- Mua bán các loại giấy tờ, giá trị ngang với tiền Việt Nam - loại giấy tờ được phát hành hợp pháp trên lãnh thổ của đất nước Việt Nam.
- Hỗ trợ góp vốn, chuyển nhượng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài ở các quỹ đầu tư hoạt động dựa theo quy định của pháp luật.
- Thông qua các công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định pháp luật Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài bằng sự ủy thác.
1. Tích cực
Tăng nguồn vốn trên thị trường vốn nội địa.
Tạo động lực phát triển cho hệ thống tài chính nội địa
Là căn cứ thực tế quan trọng tác động đến quá trình cải cách chính sách, thể chế đầu tư của chính phủ.
2. Tiêu cực
Nếu FPI tăng mạnh, thị trường tài sản tài chính rơi vào tình trạng “bong bóng” (phát triển quá nóng).
Do đồng vốn bất ổn định, vào ra liên tục nên dễ gây ra khủng hoảng tài chính khi bị tác động bởi những “cú sốc” từ hoạt động đầu tư.
Làm tăng sự phụ thuộc – giảm tính độc lập của 2 yếu tố: tỷ giá hối đoái và chính sách tiền tệ.
1. Về khoản đầu tư
- FDI: Là khoản đầu tư của người nước ngoài để thu lợi nhuận thông qua các doanh nghiệp ở quốc gia nhận đầu tư.
- FPI: Là khoản đầu tư thụ động của doanh nghiệp, thông qua tài chính, tài sản.
2. Về mức độ kiểm soát
- FDI: Khi các nhà đầu tư FDI đạt được quyền sở hữu và quản lý thông qua đầu tư, mức độ kiểm soát tương đối cao.
- FPI: Mức độ kiểm soát ít hơn khi các nhà đầu tư chỉ có quyền sở hữu.
3. Thời gian đầu tư
- FDI: Dài hạn
- FPI: Ngắn hạn
4. Kết quả
- FDI: Chuyển giao tiền, công nghệ và nguồn lực khác.
- FPI: Chuyển giao vốn.
Tính đến hết quý IV/2016, nguồn vốn FPI đầu tư vào Việt Nam đạt 1,2 tỷ USD. Trong những tháng đầu năm 2017, nguồn vốn này cũng được ghi nhận tăng. Bên cạnh những tác động tích cực đến thị trường, nguồn vốn FPI cũng ẩn chứa những rủi ro tiềm ẩn. Bài học từ các nước cho thấy, để giảm thiểu những tác động tiêu cực của nguồn vốn FPI, nước ta cần lưu ý:
Tăng tính liên kết giữa các cơ quan chủ quản trong quản lý, kiểm soát vốn FPI.
Điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá ổn định để dễ thu hút, giám sát các dòng luân chuyển vốn.
Xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô có tính ổn định cao để nâng cao “sức khỏe” cho thị trường tài chính và giảm mức độ biến động của dòng vốn đầu tư.
Thiết lập một hệ thống cảnh báo sớm để đưa ra những giải pháp đối phó kịp thời để giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra.
Lựa chọn và áp dụng các biện pháp kiểm soát các dòng vốn vào và ra đảm bảo hiệu quả nhất.
Xem thêm: PQC là gì? Bản mô tả công việc của PQC trong nhà máy
Trên đây là “FDI là gì?” và những thông tin liên quan khác. Hy vọng rằng bài viết này cung cấp kiến thức bổ ích cho quá trình làm việc của bạn.
Ms.Công nhân (Tổng hợp)
Nhiều bạn trẻ dự định bắt đầu công việc với nghề may nhưng hoang mang chưa biết sẽ làm việc với những công cụ, dụng cụ nào – cách sử dụng và bảo quản...
04.11.2024 302
Mọi lĩnh vực, ngành nghề tổ chức sản xuất, kinh doanh đều yêu cầu đảm bảo an toàn lao động. Ngành giày da với nhu cầu nhân sự cao, số lượng người lao...
28.10.2024 197
Nếu nguyên phụ liệu ngành may là tập hợp vải cùng các phụ kiện khác làm nên sản phẩm hàng may mặc hoàn chỉnh thì nguyên phụ liệu ngành giày da sẽ gồm...
23.10.2024 624
An toàn lao động là quy định hàng đầu buộc doanh nghiệp lẫn người lao động phải tuân thủ để đảm bảo môi trường làm việc an toàn và thân thiện, góp phầ...
23.10.2024 358
Hãy để vieclamnhamay.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
Hãy để vieclamnhamay.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!