Giẫm phải đinh khi làm việc xử lý thế nào để phòng uốn ván?

15.02.2023 528 hongthuy95

Công trường, nhà máy, phân xưởng luôn tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn lao động cho công nhân. Chuyện giẫm phải đinh hay vật sắc nhọn, xớ gỗ đâm vào da ngỡ nhỏ, chả làm sao cho đến một ngày trở nặng, gặp biến chứng và hối hận vì không xử lý đúng ngay từ đầu cũng đã muộn…

giẫm phải đinh khi làm việc xử lý thế nào để phòng uốn ván

Giẫm phải đinh khi làm việc là tai nạn ngoài ý muốn nhưng thường xuyên gặp phải
 

Cảnh báo 8 tai nạn lao động thường gặp ở công trường xây dựng

Công nhân làm công việc gì dễ giẫm phải đinh?

Bất kể môi trường làm việc, tại nhà máy, phân xưởng, công trường hay thậm chí sinh hoạt tại nhà, phòng trọ đều có nguy cơ giẫm phải đinh hay bị vật sắc nhọn như tôn, miếng sắt, gương kính hoặc xớ gỗ đâm vào tay, chân, thân thể. Nhẹ thì gây trầy xước, hơi đau xong vài ngày khỏi dần. Nhưng nặng hơn có thể gây nhiễm trùng, hoại tử, nguy hiểm đến tính mạng.

Tấy đỏ, sưng to, có mủ, chảy nước… là những biểu hiện của vết thương bị nhiễm trùng cần can thiệp y tế nhanh chóng và kịp lúc.

Công nhân xây dựng, thợ mộc, thợ may, thợ nhôm kính… là những đối tượng thường xuyên bị thương cần sơ cấp cứu phòng uốn ván.

Giẫm phải đinh (hay tương tự) xử lý thế nào?

Tùy vào tình trạng bị thương mà có hướng xử lý sơ cấp cứu phù hợp. Cụ thể:

+ Trường hợp giẫm đinh nông

- Tỉnh táo quan sát để nhận định xem vết thương là to hay nhỏ, bị chảy máu nhiều hay ít, có bị dính đất cát, dầu nhớt hay gỉ đinh hay không…

- Bình tĩnh và nhẹ nhàng rút đinh ra, hoặc thường giẫm đinh nông thì đinh đã tự rớt ra ngoài ngay rồi

- Dùng oxy già hay nước ấm pha xà phòng xử lý vết thương, đảm bảo bụi bẩn, gỉ sắt (nếu có) được rửa sạch và đẩy ra ngoài hết

- Dùng tay sạch ấn hoặc bóp lên vết thương để ngưng chảy máu rồi bôi thuốc sát trùng (thuốc đỏ), sau đó sử dụng băng gạc vô trùng băng hở, che vết thương lại. Lưu ý băng nhẹ tay, không băng quá chặt khiến máu khó lưu thông, vết thương lâu khô, lâu lành dễ dẫn đến làm mủ, chảy nước, nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm.

+ Trường hợp giẫm đinh sâu

- Nếu bị đinh đâm sâu vào cơ thể, tuyệt đối không được tự ý rút đinh ra vì có thể gây chảy máu, khiến vết thương trở nên trầm trọng hơn

- Sử dụng băng gạc vô trùng bọc xung quanh vật nhọn, rồi đặt một tấm lót chèn xung quanh để khúc đinh không di động, hạn chế tối đa việc di chuyển hay cử động mạnh

- Nhờ người đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý

*Ghi chú: cả 2 trường hợp, sau khi sơ cứu xong đều nên đến trung tâm y tế để tiêm ngừa uốn ván.

giẫm phải đinh khi làm việc xử lý thế nào để phòng uốn ván

Chích ngừa uốn ván giúp hạn chế tình huống xấu, gây hại đến sức khỏe nạn nhân do nhiễm trùng

Giẫm phải đinh không sơ cứu kịp và đúng có sao không?

Giẫm đinh sâu thì không nói, chắc chắn phải tiến hành sơ cứu và đến bệnh viện để được chữa trị. Nhưng giẫm đinh nông thì nhiều người chủ quan cho rằng vết thương nhỏ, sẽ tự khỏi rồi về sau xử lý không đúng gây hậu quả nghiêm trọng như nhiễm trùng phải cắt bỏ phần hoại tử, thậm chí gây uốn ván và tử vong.

Làm gì để hạn chế giẫm phải đinh hay bệnh uốn ván?

Môi trường làm việc tiềm ẩn nguy cơ giẫm phải đinh hay các vật sắt nhọn, vật mang vi khuẩn uốn ván gây hại đến sức khỏe và tính mạng công nhân. Do đó, để hạn chế sự cố ngoài ý muốn, mọi người cần:

- Trang bị đồ bảo hộ lao động đúng với công việc, ngành nghề để giảm thiểu tai nạn

- Nắm rõ các bước sơ cấp cứu và thực hành đúng, nhanh khi tai nạn xảy đến

- Tiêm phòng uốn ván ngay, bất kể vết thương to hay nhỏ

- Theo dõi vết thương sau điều trị và đến bệnh viện kiểm tra lại ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường.

Công nhân tự bảo vệ mình hay phân xưởng, nhà máy, công trường đảm bảo an toàn lao động cho công nhân viên là cần thiết.

Ms. Công nhân

4.0 (130 đánh giá)
Giẫm phải đinh khi làm việc xử lý thế nào để phòng uốn ván? Giẫm phải đinh khi làm việc xử lý thế nào để phòng uốn ván?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Doanh nghiệp ép tăng ca dịp cận Tết, công nhân có quyền khởi kiện?

Doanh nghiệp ép tăng ca dịp cận Tết, công nhân có quyền khởi kiện?

Dịp cận Tết, nhiều doanh nghiệp tổ chức tăng ca để kịp tiến độ. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài liên tục khiến công nhân kiệt sức và không có thời g...

07.12.2024 30185

Công nhân và nỗi ám ảnh “đẹp mặt” khi về quê ăn Tết

Công nhân và nỗi ám ảnh “đẹp mặt” khi về quê ăn Tết

Không biết từ bao giờ, câu chuyện “Về quê ăn Tết” lại là nỗi ám ảnh của nhiều công nhân đến thế. Từ cơm áo gạo tiền đến phong tục lễ nghĩa, tất cả dườ...

07.12.2024 3638

Tâm sự đời công nhân: “Mong được tăng ca để có tiền tiêu Tết”

Tâm sự đời công nhân: “Mong được tăng ca để có tiền tiêu Tết”

Thu nhập thấp, nhiều công nhân mong được tăng ca dịp cuối năm để có thêm tiền trang trải chi phí tàu xe, quà cáp khi về quê. Dù mệt mỏi nhưng mọi ngườ...

06.12.2024 2428

Công nhân thời vụ có được hưởng nguyên lương trong thời gian nghỉ Tết? 

Công nhân thời vụ có được hưởng nguyên lương trong thời gian nghỉ Tết? 

“Tôi là công nhân thời vụ tại một doanh nghiệp may mặc và có quá trình làm việc kéo dài đến hết tháng 1/2025. Trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán năm...

03.12.2024 6493