Hé lộ quy trình tuyển dụng 4 bước của các công ty nước ngoài
23.08.2022 5517 trangthunb93
Bạn đang ứng tuyển vào làm việc cho một công ty nước ngoài? Bạn muốn biết quy trình tuyển dụng của những doanh nghiệp này? Vieclamnhamay.vn xin chia sẻ một số thông tin về quy trình tuyển dụng của các công ty nước ngoài để các bạn tham khảo.
Lý do ứng viên lựa chọn làm việc tại các công ty nước ngoài
Hiện nay, có khá nhiều các bạn ứng viên trẻ thích làm việc cho những doanh nghiệp nước ngoài. Thực tế này có thể được giải thích bằng những lý do sau đây:
-
Thu nhập cao, có nhiều cơ hội thăng tiến.
-
Môi trường làm việc chuyên nghiệp, dù được đánh giá là khá “khốc liệt” nhưng luôn được đánh giá công bằng dựa trên năng lực của mỗi người.
-
Có nhiều cơ hội để trau dồi ngoại ngữ, khả năng giao tiếp.
-
Nhiều doanh nghiệp có chế độ đãi ngộ cho nhân viên tham gia các chương trình huấn luyện, bồi dưỡng ở nước ngoài.
Yêu cầu tuyển dụng của công ty nước ngoài
Muốn được tuyển dụng vào làm việc cho các công ty nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia, các bạn ứng viên cần phải đáp ứng được các tiêu chí sau:
- Chú trọng đến năng lực con người
Các công ty nước ngoài thường không quá coi trọng bằng cấp. Những yếu tố như tính cách, kỹ năng mềm, năng lực cá nhân, kinh nghiệm thực tế…thường được doanh nghiệp nước ngoài chú ý và là nhân tố quan trọng để họ đánh giá ứng viên.
Vì vậy đừng ngại thể hiện cá tính, phẩm chất cá nhân trước mặt nhà tuyển dụng. Đó là cách để bạn tạo nên sự nổi trội, khác biệt giữa muôn vàn ứng cử viên giống nhau về trình độ, kỹ năng.
- Có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng
Môi trường làm việc tại các công ty nước ngoài đầy cạnh tranh và áp lực. Nếu một ứng viên không có mục tiêu rõ ràng ngay từ khi bắt đầu, có thể họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí bỏ cuộc giữa chừng.
Mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng không chỉ là yếu tố thuyết phục nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn mà nó còn là động lực giúp bạn biết mình cần làm gì, cố gắng như thế nào nếu nhận được công việc này.
- Tố chất lãnh đạo
Dù là ứng tuyển vào vị trí nhân viên hay quản lý, ứng viên có tố chất lãnh đạo luôn được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Tại các công ty nước ngoài nhân viên thường làm việc theo nhóm, dự án, ở đó các nhân viên có quyền đề xuất hay thực hiện như nhau. Vì vậy nếu có tố chất lãnh đạo bạn sẽ thực hiện tốt công việc của mình, có cơ hội tiến xa hơn trong nghề nghiệp.
- Khả năng thích ứng tốt
Không chỉ có môi trường làm việc năng động, công việc thay đổi liên tục theo xu hướng xã hội mà những khác biệt trong ngôn ngữ, văn hóa.. của các công ty đa quốc gia cũng buộc bạn phải có khả năng thích ứng nhanh.
Nếu không nhanh chóng hòa nhập, thích ứng với cái mới bạn sẽ nhanh chóng lạc hậu và bị đào thải ngay lập tức.
- Trình độ ngoại ngữ
Ngoại ngữ là tiêu chí bắt buộc nếu muốn làm việc trong các công ty nước ngoài. Việc thông thạo ít nhất một ngoại ngữ nào đó không chỉ phục vụ công việc mà còn giúp bạn giao tiếp với đồng nghiệp công ty.
Tiếng Anh là ngoại ngữ sử dụng phổ biến nhất tại các doanh nghiệp nước ngoài hiện nay. Nếu muốn làm việc tại một công ty nước ngoài, ngay từ hôm nay hãy trau dồi, cải thiện trình độ tiếng Anh của bản thân.
Quy trình tuyển dụng của các công ty nước ngoài như thế nào?
Quy trình tuyển dụng của các doanh nghiệp, tập đoàn sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, văn hóa doanh nghiệp, cơ cấu hoạt động…. Tuy nhiên hầu hết đều gói gọn trong 4 bước sau:
1. Vòng hồ sơ
Đây là cánh cửa đầu tiên và quan trọng giúp bạn đến được với công việc mơ ước của mình. Chuẩn bị một bản CV thật hoàn hảo, các thông tin được đưa ra phải súc tích, ngắn gọn và truyền tải được những giá trị quan trọng. Đầu tư vào CV sẽ giúp bạn nổi bật và nhận được sự chú ý của nhà tuyển dụng giữa hàng trăm, ngàn hồ sơ khác.
Ngoài ra cần quan tâm đến thời gian nộp hồ sơ, cách thức nộp hồ sơ sao cho phù hợp với doanh nghiệp bạn muốn ứng tuyển.
5 Lỗi cơ bản khiến CV của bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng
2. Test tuyển dụng
Người đại diện của công ty (Bộ phận nhân sự) phỏng vấn ứng viên qua điện thoại hoặc gặp mặt trực tiếp. Ở vòng này người phỏng vấn thường đưa ra bài kiểm tra để đánh giá khả năng ngoại ngữ cơ bản, khả năng nắm bắt tình huống, những kỹ năng khác phục vụ công việc của bạn.
3. Phỏng vấn sơ bộ
Sau khi vượt qua 2 vòng trên , bạn sẽ nhận được lời mời tham gia lần phỏng vấn này, Quản lý của công ty sẽ phỏng vấn ứng viên theo từng cá nhân hoặc theo nhóm. Ở vòng này các bạn nên tìm hiểu kỹ những thông tin về công ty, công việc mình sẽ phỏng vấn, tham khảo các câu hỏi phỏng vấn thường gặp và xem lại nội dung CV để tránh việc trả lời không trùng khớp với thông tin có trong CV.
Bên cạnh đó cần chuẩn bị trang phục, đầu tóc chỉn chu, phù hợp với buổi phỏng vấn cũng như văn hóa công ty.
4. Phỏng vấn chuyên sâu
Tại đay sếp lớn của công ty sẽ phỏng vấn lần cuối để chọn ra ứng viên ưu tú nhất. Nội dung buổi phỏng vấn sẽ tùy theo phong cách tuyển dụng của từng công ty, Có thể là những câu hỏi chuyên sâu về công việc, hoặc chỉ đơn thuần nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu thêm về con người và phong thái làm việc của ứng viên.
Dù chưa biết sẽ nhận được câu hỏi nào trong buổi phỏng vấn nhưng việc chuẩn bị cho mình một phong thái tự tin, nắm chắc những kiến thức cơ bản sẽ là chìa khóa giúp bạn đến gần với công việc mơ ước. Hy vọng bài viết này cũng sẽ góp thêm những thông tin hữu ích cho các bạn đang tìm kiếm cơ hội làm việc tại các các công ty , tập đoàn đa quốc gia.
Xem thêm: 8 câu hỏi hay nhất ứng viên nên hỏi nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn
Ms.Công nhân