Kính hiển vi soi nổi là gì? 5 Biện pháp cải thiện chứng mỏi mắt cho công nhân soi kính
06.05.2020 7212 vi.vothanh
Bạn đang tìm việc làm nhà máy - khu công nghiệp trong lĩnh vực điện tử? Bạn chuẩn bị ứng tuyển vào vị trí công nhân soi kính nhưng chưa hiểu rõ kính hiển vi soi nổi là gì? Bạn lo lắng việc thường xuyên sử dụng thiết bị này sẽ khiến mắt bị mỏi và có cách nào cải thiện không? Hãy để Tuyencongnhan.vn giải đáp giúp bạn.
Làm việc bằng đôi mắt sẽ giúp tay chân nhàn rỗi hơn, nhưng đôi khi điều này lại khiến thị lực của bạn trở nên mỏi mệt. Đây chính là lý do mà nhiều người không muốn ứng tuyển vào vị trí công nhân soi kính. Đừng lo, những thông tin hữu ích về kính hiển vi soi nổi là gì và cách sử dụng thế nào cho hợp lý sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng trên.
Kính hiển vi soi nổi là gì
Kính hiển vi soi nổi (kính lúp soi nổi) là loại kính hiển vi quang học dùng phân tích hình ảnh 3 chiều với các mẫu vật cần quan sát có độ phóng đại thấp.
Loại kính này thường sử dụng trong phân tích bề mặt mẫu vật rắn hoặc phục vụ cho việc giải phẫu, pháp y, sản xuất mạch hoặc kiểm tra mạch điện tử. Đặc biệt, các nhà máy chuyên về lĩnh vực công nghệ thường xuyên dùng kính hiển vi soi nổi để kiểm tra chất lượng linh kiện trước khi hoàn tất lắp ráp và xuất xưởng.
Cấu tạo của kính hiển vi soi nổi
Để hiểu rõ hơn về kính hiển vi soi nổi là gì và công việc soi kính thế nào, trước hết, cùng tìm hiểu cấu tạo của thiết bị này.
Thông thường, kính hiển vi soi nổi sẽ có các bộ phận chính sau:
- Thị kính: Nơi chứa thấu kính, có độ phóng đại điển hình là 10x; 15x, 20x, 30x...
- Nút chỉnh độ phóng đại, nút chỉnh hội tụ
- Thân kính
- Vật kính: Là bộ phận giúp quan sát vật mẫu ở nhiều góc độ khác nhau.
- Bệ mẫu có gắn giá đặt mẫu vật.
Cách sử dụng kính hiển vi soi bảng mạch điện tử
Muốn sử dụng tốt kính hiển vi soi nổi, cần thực hiện theo các hướng dẫn sau:
- Cố định kính hiển vi ở một mặt bàn hoặc mặt phẳng, không gian rộng rãi để thuận tiện quan sát.
- Cắm dây nguồn và bật nguồn sáng trên kính.
- Đặt vật mẫu cần quan sát vào giữa bệ mẫu.
- Điều chỉnh thị kính để quan sát vật mẫu.
- Khi dùng xong, tắt công tắc và lấy vật mẫu ra.
Công nhân soi kính ở nhà máy làm những việc gì?
Nhờ vào khả năng giúp con người quan sát mẫu vật với mức độ phóng đại nên kính hiển vi soi nổi được ứng dụng nhiều trong các nhà máy điện tử để kiểm tra chất lượng sản phẩm. Cụ thể, hằng ngày, một công nhân soi kính sẽ làm những việc sau:
- Mỗi công nhân sẽ ngồi cố định tại 1 vị trí cùng với một kính hiển vi soi nổi.
- Dùng mắt thường nhìn vào kính để kiểm tra xem linh kiện đã được lắp ráp chuẩn, chính xác theo yêu cầu chưa.
- Loại bỏ các linh kiện bị lỗi thông qua quan sát bằng kính hiển vi, bởi bảng mạch trong thiết bị thường khá nhỏ và mắt thường khó phát hiện được.
Làm thế nào để cải thiện tình trạng mỏi mắt do dùng kính hiển vi?
Việc phải quan sát dưới kính hiển vi với cường độ liên tục dễ khiến mắt của công nhân mỏi, giảm thị lực. Đây cũng chính là nguyên nhân nhiều người e ngại ứng tuyển vào vị trí này. Vì vậy, để cải thiện tình trạng mỏi mệt của đôi mắt khi soi kính, công nhân cần dùng thiết bị đúng cách và áp dụng một số biện pháp dưới đây:
- Quan sát vật mẫu bằng 2 mắt và giữ khoảng cách phù hợp, không áp quá sát 2 mắt vào thị kính.
- Thường xuyên vệ sinh vật kính để tăng khả năng quan sát.
- Điều chỉnh ánh sáng và thị kính phù hợp để không gây mỏi mắt.
- Áp dụng quy tắc 20 - 20 - 20: Cứ tầm 20 phút làm việc, để mắt nghỉ ngơi khoảng 20s và nhìn vào vật nào đó cách khoảng 6m (những vật có màu xanh trung tính sẽ giúp đôi mắt của bạn thư giãn tốt nhất).
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng: Ăn các loại thực phẩm tốt cho mắt như cà rốt, ớt đỏ, trứng hoặc bổ sung vitamin A, E, C, B…
Nhu cầu tuyển dụng công nhân soi kính trong lĩnh vực điện tử hiện nay rất cao. Tuy nhiên, vì tính chất công việc đặc thù và chưa nắm rõ các biện pháp thư giãn mắt khi sử dụng kính hiển vi soi nổi là gì nên nhiều người không duy trì được lâu. Hi vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn tự tin ứng tuyển vào vị trí này cũng như hoàn thành tốt công việc của mình.
Có thể bạn quan tâm: Phòng sạch là gì? Làm việc trong phòng sạch có đảm bảo sức khỏe?
Ms. Công nhân