Mã vạch sản phẩm là gì? Tìm hiểu các loại mã vạch thông dụng trên thị trường

17.05.2023 512 doantrangbc

Mã vạch có mặt trên hầu hết các hàng hóa, sản phẩm sử dụng hàng ngày. Mã vạch đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng. Cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu mã vạch sản phẩm là gì? Và các loại mã vạch phổ biến trên thị trường hiện nay.

Mã vạch sản phẩm là gì?


Mã vạch sản phẩm là gì?

Mã vạch sản phẩm là một hình ảnh gồm các đường thẳng song song và không gian trống giữa chúng, được sử dụng để đại diện cho một chuỗi các số hay ký tự. Mã vạch này được sử dụng để mã hóa thông tin về sản phẩm, chẳng hạn như tên sản phẩm, mã số sản phẩm, giá cả, ngày sản xuất, ngày hết hạn,... Khi quét mã vạch bằng máy quét mã vạch, thông tin về sản phẩm được đọc và giúp quản lý kho hàng, thanh toán và quản lý bán hàng trở nên dễ dàng hơn.

Mã vạch sản phẩm sẽ gồm 2 phần chính là mã số hàng hóa và mã vạch. Trong đó mã số hàng hóa là dãy số thể hiện thông tin về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm thông qua quy ước mã số cho các quốc gia trên thế giới của Tổ chức GS1 (Hiệp hội mã số Châu Âu). Phần mã vạch là tổ hợp những khoảng trắng, vạch trắng được sắp xếp đúng quy luật, thông số, có thể đọc bằng những thiết bị hỗ trợ chuyên dụng như máy quét mã vạch.  

Một mã vạch đúng tiêu chuẩn được định dạng như sau.

  • Hai hoặc ba chữ số đầu sẽ là mã quốc gia của hàng hóa

  • Bốn hoặc năm chữ số tiếp theo là mã của doanh nghiệp

  • Tiếp theo là mã của mặt hàng bao gồm ba hoặc bốn con số tiếp theo

  • Và số cuối cùng là số kiểm tra

Các loại mã vạch thông dụng trên thị trường

Mã vạch EAN

EAN là viết tắt của "European Article Number". Nó được tạo thành từ một chuỗi các số và dấu vạch, được in trên nhãn sản phẩm để giúp các hệ thống máy tính đọc và nhận dạng sản phẩm đó. Mã vạch EAN có loại 8 số và 13  số và được sử dụng rộng rãi trong ngành bán lẻ và phân phối hàng hóa.

Hai loại mã EAN được sử dụng phổ biến trên thế giới và là lựa chọn của phần đông doanh nghiệp Việt Nam khi đăng ký mã vạch cho sản phẩm, đó là mã EAN 13 và mã EAN 8.

Đặc trưng của mã EAN

Mã EAN -13 được cấu thành bởi 4 phần là:  Mã quốc gia, mã doanh nghiệp, mã sản phẩm và số kiểm tra.

- Mã quốc gia: EAN-13 sử dụng 2 (hoặc 3) ký tự đầu tiên làm mã quốc gia. Các số này không thay đổi theo từng quốc gia và do tổ chức EAN quốc tế quy định. Từ trái sang phải, ba chữ số đầu là mã số về quốc gia (vùng lãnh thổ). Xem 3 chữ số đầu tiên của mã vạch và đối chiếu với bảng hệ thống mã vạch quy chuẩn dưới đây để biết được xuất xứ quốc gia của mặt hàng

- Mã doanh nghiệp: mã doanh nghiệp sẽ có năm (nếu có 2 số chỉ mã quốc gia) hoặc bốn (nếu có 3 số chỉ mã quốc gia) chữ số tiếp theo chỉ mã của nhà sản xuất. Các số này do tổ chức EAN tại quốc gia mà mã EAN được in cấp cho nhà sản xuất với một lệ phí nhỏ.

- Mã sản phẩm: Năm số tiếp theo là mã sản phẩm của nhà sản xuất, do nhà sản xuất tự điều chỉnh. Thông thường để dễ quản lý, người ta hay đánh mã sản phẩm từ 00000 đến 99999. 

- Số kiểm tra: Số cuối cùng là số kiểm tra, phụ thuộc vào 12 số trước nó và được tính toán theo một quy tắc riêng.

Mã EAN-8 trong chuỗi mã hóa của nó có 8 số được cấu thành 3 nhóm (theo thứ tự từ trái sang phải): Mã quốc gia, mã sản phẩm và cuối cùng là số kiểm tra. 

- Mã quốc gia: Sử dụng 3 chữ số đầu tiên là mã số quốc gia

- Mã sản phẩm: : Và 4 chữ số tiếp theo là mã số mặt hàng mà doanh nghiệp sản xuất.

- Số kiểm tra: Số cuối cùng được làm số kiểm tra. Số này sẽ phụ thuộc vào 7 chữ số đứng trước.

Mã vạch sản phẩm là gì?


Mã vạch UPC

Mã vạch UPC (Universal Product Code) là một hệ thống mã hóa dạng thanh được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới và là một trong những phương tiện quan trọng để quản lý thông tin sản phẩm và quản lý kho hàng trong các cửa hàng bán lẻ. Mã vạch UPC được dùng để quản lý hàng hóa trong các cửa hàng bán lẻ và cung cấp thông tin về sản phẩm cho hệ thống máy tính. 

Trên thực tế, các loại mã vạch thuộc UPC trên thực tế là một tập con của EAN-13.  Các máy quét đọc được các mã vạch EAN có thể đọc rất tốt các mã vạch UPC. Tuy nhiên, các máy quét UPC không nhất thiết phải đọc được các mã vạch EAN.

Đặc trưng của mã UPC 

Một mã UPC được cấu thành gồm 3 phần chính đó là: mã nhà sản xuất, mã sản phẩm, số kiểm tra.

- Mã nhà sản xuất: 5 số đầu tiên từ 00000 đến 99999. Mã sản xuất do hội đồng UCC cấp cho các công ty có mặt hàng muốn sử dụng mã UPC. Hiện nay mã nhà sản xuất có thể dài hơn 5 số.

- Mã sản phẩm: Cũng gồm 5 số từ 00000 đến 99999. Trường hợp mã nhà sản xuất  dài hơn 5 số khiến mã sản phẩm bị giới hạn và doanh nghiệp sử dụng không đủ thì doanh nghiệp có thể xin UCC cấp thêm mã nhà sản xuất khác.

- Số kiểm tra: nằm ở vị trí cuối cùng. Để có được con số này bạn phải thực hiện việc tính toán.

Các loại mã UPC 

Hiện nay trên thị trường, mã UPC được phát triển thành nhiều phiên bản khác nhau như UPC-A, UPC-B, UPC-C, UPC-D và UPC-E. Trong đó phổ biến nhất là UPC-A và UPC-E. 

  • Mã UPC-A 

Là dạng mã vạch có 12 chữ số, mã này được thể hiện trực quan thông qua các dải thanh và khoảng trắng đã mã hóa. Mỗi chữ số được thể hiện bằng một mẫu duy nhất gồm 2 thanh và 2 dấu cách. Các thanh và không gian có chiều rộng thay đổi (nhưng tổng độ rộng không đổi) xen kẽ nhau.

Mã vạch UPC-A có mặt  trên rất nhiều chủng loại hàng hóa tiêu dùng trong các siêu thị hay cửa hàng cũng như trên sách, báo, tạp chí,..

  •   Mã UPC-E 

UPC-E được ra đời dựa trên mã UPC-A bằng cách loại bỏ những số 0 không cần thiết. Khi so sánh trên cùng một mật độ in ấn thì UPC-E có kích thước chiều rộng chỉ cỡ một nửa UPC-A mà thôi. Vậy nên loại mã vạch này được đánh giá là phù hợp để in ấn, sử dụng trên các bao bì, gói hàng hóa, sản phẩm có kích thước nhỏ khi không thể sử dụng được mã vạch UPC-A.

Ưu điểm và nhược điểm của mã UPC

Ưu điểm của mã UPC là có cơ chế tự kiểm tra thông qua chữ số tổng kiểm tra của chúng. Có thể tăng tốc độ thanh toán và theo dõi hàng tồn kho và bán hàng một cách hiệu quả. 

Nhược điểm của mã UPC là chỉ mã hóa dữ liệu số, không mã hóa được các ký tự và ký tự đặc biệt; khó đọc và nhận diện khi bị hư hỏng nhẹ và không hiệu quả với hàng tồn kho lớn. 

Mã CODE 39

Mã CODE 39 được thiết kế để mã hóa 43 ký tự, bao gồm chữ cái, số và một số ký tự đặc biệt. Mã CODE 39 thường hiển thị dưới dạng một dãy các vạch đen và trắng có chiều rộng và khoảng cách khác nhau.

Bản thân code 39 không chứa số kiểm tra, nhưng vẫn có thể tự kiểm tra và không cần tạo số kiểm tra bởi có thể được tích hợp vào hệ thống in hiện có bằng cách thêm phông chữ mã vạch vào hệ thống hoặc máy in và sau đó in dữ liệu thô bằng phông chữ đó.

CODE 39 có thành phần cấu tạo gồm:

- 9 vạch và dấu cách thể hiện 1 chữ cái/ký tự

- Dấu hoa thị (*) ở phần đầu và phần cuối của mã vạch thể hiện ký tự bắt đầu và dừng. Dấu (*) không phải là một phần của dữ liệu trong mã vạch mà là ký tự bắt đầu/dừng với phông chữ, các ký tự dấu chấm than và dấu ngoặc đơn cũng được sử dụng làm ký tự bắt đầu/dừng.

- Khoảng cách giữa các ký tự bằng chiều rộng thanh hẹp và được quy định là rộng hơn từ 3 đến 5,3 lần so với chiều rộng của thanh hẹp. Và vị trí của không gian rộng (có bốn vị trí có thể có) có thể được coi là để phân loại ký tự thành một trong bốn nhóm ( từ trái sang phải): Chữ cái (+30) (U – Z), Chữ số (+0) (1 – 9,0), Chữ cái (+10) (A – J) và Chữ cái (+20) (K – T).

Ưu và nhược điểm của code 39

Ưu điểm của mã code 39 là có sự linh hoạt  về độ dài số ký tự có thể mã hóa và không bị giới hạn như ở loại mã vạch EAN hay UPC. Kích thước, độ dài của code 39 sẽ chỉ bị giới hạn theo kích thước của tem nhãn. Tuy nhiên code 39 có nhược điểm là mật độ dữ liệu thấp, cần nhiều không gian để mã hóa dữ liệu. Vì vậy chúng không thích hợp ứng dụng trên những mặt hàng, sản phẩm có kích thước nhỏ.

Mã Code 128

Mã Code 128 là dạng mã vạch có khả năng mã hóa văn bản và mã hóa toàn bộ 128 ký tự của ASCII (ASCII 0 - ASCII 128). Code 128 là tập gồm các ký tự số 0-9, ký tự A-Z (hoa và thường) và tất cả các ký tự biểu tượng chuẩn ASCII và cả mã điều khiển.

Code 128 thường được sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề, đặc biệt là ở trong ngành công nghiệp y tế, ngân hàng máu và sản xuất điện tử.

Phân loại mã code 128

Mã code 128 được phân loại thành 3 loại chính dựa trên các ký tự được mã hóa:

- Mã code 128 A: Sử dụng để mã hóa các ký tự ASCII 00-95 (0-9, AZ plus control codes), ký tự đặc biệt và FNC 1 – 4,.

- 128A – Chứa các ký tự ASCII 00-95 (0-9, AZ plus control codes), ký tự đặc biệt và FNC 1 – 4

- 128B – Chứa các ký tự ASCII 32-127 (0-9, AZ, az), ký tự đặc biệt và FNC 1 – 4

- 128C – Chứa 00-99 (chỉ có mật độ kép dữ liệu số) và FNC1.

- 128 tự động – Tự động mã hoá dữ liệu với số thanh ngắn nhất và sẽ được sử dụng bất cứ khi nào có thể.

Ngoài 4 loại mã vạch trên còn có các loại mã vạch khác như: Mã vạch ITF (Interleaved 2 of 5); mã Codabar; mã vạch 93; mã vạch MSI Plesse,... mỗi loại mã vạch có những ưu nhược điểm riêng và ứng dụng trong các lĩnh vực, ngành hàng riêng.

Tem nhãn là gì? Các loại chất liệu tem nhãn sử dụng phổ biến 

Ms. Công nhân

4.7 (587 đánh giá)
Mã vạch sản phẩm là gì? Tìm hiểu các loại mã vạch thông dụng trên thị trường Mã vạch sản phẩm là gì? Tìm hiểu các loại mã vạch thông dụng trên thị trường

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Lưu ngay 6 bước quy trình kiểm tra bảo dưỡng hệ thống an ninh cho nhà máy, xí nghiệp!

Lưu ngay 6 bước quy trình kiểm tra bảo dưỡng hệ thống an ninh cho nhà máy,...

An ninh trong môi trường sản xuất không chỉ đảm bảo sự an toàn cho nhân viên mà còn bảo vệ thiết bị và tài sản của doanh nghiệp. Việc kiểm tra và bảo...

25.01.2024 78

Đào tạo ngay 7 bước kỹ thuật xử lý sự cố cháy hiệu quả cho bảo vệ nhà máy

Đào tạo ngay 7 bước kỹ thuật xử lý sự cố cháy hiệu quả cho bảo vệ nhà máy

Trong môi trường công nghiệp, an toàn là ưu tiên hàng đầu, và khả năng xử lý sự cố cháy là một kỹ năng quan trọng. Việc đào tạo nhân viên kỹ thuật xử...

25.01.2024 104

Điểm danh 5 loại hệ thống phòng cháy và chữa cháy trong nhà máy được ưa chuộng nhất hiện nay!

Điểm danh 5 loại hệ thống phòng cháy và chữa cháy trong nhà máy được ưa chu...

Tình hình thực tế những năm gần đây, hỏa hoạn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ đâu. Có lẽ vì vậy, hệ thống phòng cháy và chữa cháy (PCCC) đóng...

25.01.2024 60

5 lợi thế của doanh nghiệp khi chọn hệ thống bảo vệ và giám sát trong nhà máy

5 lợi thế của doanh nghiệp khi chọn hệ thống bảo vệ và giám sát trong nhà m...

Lựa chọn đúng hệ thống bảo vệ và giám sát trong nhà máy là một chiến lược quan trọng đối với sự an toàn và hiệu quả của doanh nghiệp. Những hệ thống n...

25.01.2024 74