Mẫu sơ yếu lý lịch chuẩn nhất ứng viên cần biết
11.05.2018 11553 bientap
Sơ yếu lý lịch là một trong những loại giấy tờ không thể thiếu trong bộ hồ sơ xin việc của mỗi ứng viên. Tuyencongnhan.vn xin chia sẻ mẫu sơ yếu lý lịch chuẩn nhất để các bạn tham khảo áp dụng.
Trước khi tìm hiểu về mẫu sơ yếu lý lịch, bạn cần phải biết “Sơ yếu lý lịch là gì?”
- Sơ yếu lý lịch là gì?
Mặc dù thuật ngữ “Sơ yếu lý lịch” được sử dụng khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên không phải ai cũng biết và hiểu rõ “Sơ yếu lý lịch là gì?”.
Sơ yếu lý lịch là bản kê khai tổng quan thông tin cá nhân – thông tin nhân thân của một người nào đó – thường được dùng để làm hồ sơ xin việc hay làm các thủ tục hành chính.
- Những nội dung cơ bản trong sơ yếu lý lịch xin việc
- Ảnh màu 4x6
- Các thông tin cá nhân: Họ tên, giới tính, năm sinh, nguyên quán, hộ khẩu thường trú, số chứng minh nhân dân, dân tộc, trình độ văn hóa…
- Quan hệ gia đình: Họ tên, năm sinh, chỗ ở, nghề nghiệp của bố, mẹ, anh – chị - em ruột, vợ/ chồng.
- Quá trình học tập – làm việc của bản thân
- Khen thưởng – kỷ luật
- Lời cam đoan
- Chữ ký và xác nhận của địa phương
Sơ yếu lý lịch không thể thiếu thông tin cá nhân của người kê khai
- Mẫu sơ yếu lý lịch chuẩn nhất
Hiện nay, khi mua bộ hồ sơ xin việc sẽ có sẵn mẫu sơ yếu lý lịch trong đó, bạn chỉ cần điền đầy đủ thông tin và mang đến cơ quan có thẩm quyền của địa phương để xác nhận. Tuyencongnhan.vn xin chia sẻ mẫu sơ yếu lý lịch chuẩn nhất để các bạn ứng viên có được những hình dung ban đầu về loại giấy tờ này:
=> Xem chi tiết và download mẫu sơ yếu lý lịch: Tại đây
- Cách viết sơ yếu lý lịch ứng viên cần biết
Trước khi thực hiện việc điền vào mẫu sơ yếu lý lịch, bạn cần chuẩn bị sẵn các loại giấy tờ liên quan (chứng minh thư, sổ hộ khẩu,…) để đối chiếu thông tin cho chính xác.
- Phần thông tin cá nhân bao gồm Họ tên, Giới tính, Ngày tháng năm sinh – bạn viết theo đúng như trong chứng minh thư. Cần lưu ý viết in hoa cả họ tên đầy đủ.
- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: viết rõ số nhà (thôn), phường (xã), quận (huyện), thành phố (Tỉnh) theo đúng thông tin trong sổ hộ khẩu.
- Nơi ở hiện tại: địa chỉ cụ thể nơi bạn đang sinh sống.
- Nguyên quán: nơi sinh sống của ông – bà nội, cha – mẹ đẻ hoặc người đỡ đầu từ nhỏ.
- Dân tộc: bạn là người dân tộc nào ghi tên dân tộc đó, trường hợp là người nước ngoài thì ghi rõ quốc tịch, dân tộc nước ngoài.
- Tôn giáo: ghi rõ tên đạo, không theo đạo thì ghi “Không”.
- Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất: công chức, viên chức, địa chủ, trung nông, bần nông…
- Thành phần bản thân gia đình hiện nay: công chức, viên chức, công nhân, nông dân…
- Trình độ văn hóa: 12/12 chính quy hay 12/12 bổ túc văn hóa.
- Trình độ ngoại ngữ: ghi tên ngoại ngữ bạn biết Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Hàn…
- Trình độ chuyên môn, loại hình đào tạo, chuyên ngành: ví dụ Cử nhân – Đại học – Kế toán.
- Kết nạp Đảng – Đoàn: ghi rõ ngày – tháng – năm và nơi kết nạp.
- Tình hình sức khỏe: theo đánh của cơ sở y tế trong phiếu khám sức khỏe xin việc.
- Nghề nghiệp: tên nghề nghiệp.
- Cấp bậc: là bậc lương đang được hưởng (nếu có)
- Lương chính hiện nay: theo ngạch kỹ sự, kỹ thuật viên, chuyên viên… (nếu có)
- Ghi rõ ngày nhập ngũ – xuất ngũ và lý do.
- Hoàn cảnh gia đình: ghi họ tên, năm sinh, chỗ ở, nghề nghiệp, nơi làm việc của bố - mẹ, vợ/ chồng, anh/ chị/ em ruột, con cái.
- Quá rình hoạt động của bản thân: ghi tóm tắt quá trình từ thời niên thiếu đến hôm nay: học gì – làm gì, ở đâu, giữ chức vụ gì.
- Khen thưởng – kỷ luật: ghi rõ thông tin về khen thưởng – kỷ luật (nếu có).
Bạn cần chuẩn bị sẵn các loại giấy tờ liên quan để đảm bảo khi điền thông tin vào mẫu sơ yếu lý lịch không bị sai sót
Ms. Công nhân