Môi trường làm việc toxic là gì? 5 lời khuyên đáng giá nếu bạn đang ở trong một môi trường toxic

02.10.2023 2459 doantrangbc

Nhắc đến "môi trường làm việc toxic," hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua hoặc nghe đồn về những trường hợp đầy căng thẳng và áp lực tại nơi làm việc. Nhưng môi trường làm việc toxic là gì? Và quan trọng hơn, bạn nên làm gì nếu đang ở trong một môi trường làm việc như vậy? Hãy cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu và lắng nghe những lời khuyên hữu ích dành cho bạn.

Môi trường làm việc toxic là gì? 5 lời khuyên đáng giá nếu bạn đang ở trong một môi trường toxic

Môi trường làm việc là một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nó không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe mà còn có vai trò quyết định đến sự nghiệp và hạnh phúc cá nhân. Tuy nhiên, không phải mọi nơi đều mang lại cho nhân viên một môi trường làm việc tích cực. 

Môi trường làm việc toxic là gì?

Môi trường làm việc toxic là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả một môi trường làm việc mà các yếu tố tiêu cực, như áp lực quá lớn, nhiều xung đột, tồn tại sự thiếu công bằng, và không tôn trọng, đặc biệt là từ phía người quản lý và đồng nghiệp, tạo ra một không gian làm việc không lành mạnh. Môi trường này có thể gây căng thẳng tinh thần và ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên.

Các dấu hiệu của một nơi làm việc toxic là gì?

Không phải ai cũng dễ dàng nhìn ra được mình đang ở trong một môi trường làm việc độc hại hay không. Có thể họ sẽ chỉ đơn giản cho rằng những môi trường như vậy là bình thường và thậm chí mình có thể học cách thích nghi theo thời gian. Hoặc cũng có nhiều người cảm thấy rằng mọi người đều có thể chịu đựng nó vậy thì vấn đề là ở bản thân mình.

Để xác định xem một nơi làm việc có phải là môi trường làm việc toxic hay không, bạn có thể quan sát các dấu hiệu sau đây:

Áp lực làm việc quá lớn

Các mức độ áp lực công việc không cân đối và quá lớn có thể là dấu hiệu rõ ràng của một môi trường làm việc toxic. Điều này có thể được thể hiện qua việc người quản lý đặt ra mục tiêu không thực tế hoặc không đạt được trong khoảng thời gian ngắn, khiến cho nhân viên phải làm việc với áp lực lớn để đáp ứng mục tiêu đó.

Nhân viên có thể bị yêu cầu làm việc ngoài giờ và vào cuối tuần một cách thường xuyên, mà không có sự công bằng trong việc phân chia công việc.

Xem thêm: Nỗi niềm công nhân với 7 áp lực điển hình không biết tỏ cùng ai 

Xung đột không giải quyết

Nơi làm việc toxic thường đi kèm với sự xung đột giữa các đồng nghiệp hoặc giữa nhân viên và quản lý. Trên thực tế, ở môi trường công việc những xung đột xảy ra là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên nếu không được giải quyết một cách xây dựng, lâu dần có thể tạo ra sự căng thẳng và gia tăng thái độ tiêu cực giữa các thành viên.

Sự thiếu minh bạch 

Sự thiếu minh bạch trong việc quản lý thông tin là một trong những biểu hiện quan trọng của môi trường làm việc toxic. Trong môi trường làm việc toxic, quản lý hoặc lãnh đạo thường quyết định về các vấn đề quan trọng mà nhân viên không được tham gia hay được tham gia rất ít. Hoặc những quyết định được đưa ra mà không có giải thích rõ ràng hoặc lý do, làm cho nhân viên không thể hiểu được lý do đằng sau quyết định đó. Điều này tạo ra sự không minh bạch và làm mất lòng tin của nhân viên.

Không có hỗ trợ cho sự phát triển của nhân viên

Việc thiếu cơ hội phát triển nghề nghiệp có thể góp phần làm cho môi trường làm việc trở nên toxic khi nó làm mất lòng tin, động lực và cản trở sự phát triển của nhân viên. Khi nhân viên không có cơ hội học hỏi và phát triển, họ có thể bị rơi vào tình trạng trì trệ trong việc phát triển cá nhân và sự nghiệp. Rất nhiều người cảm thấy nhàm chán, cảm thấy bản thân không có động lực để cống hiến cho công ty. Bên cạnh đó, trường hợp nếu chỉ một số nhân viên được cơ hội phát triển và thăng tiến trong khi những người khác bị loại trừ, điều này có thể tạo ra sự không công bằng trong công ty và gây căng thẳng.

Môi trường làm việc toxic là gì? 5 lời khuyên đáng giá nếu bạn đang ở trong một môi trường toxic

​Phải làm gì nếu bạn đang ở trong một môi trường toxic?

Hãy xem xét các lựa chọn của mình

Nếu bạn nói mình đang làm việc trong một môi trường toxic, ắt hẳn sẽ có nhiều người đưa cho bạn lời khuyên hãy nghỉ việc. Đó có lẽ là cách dễ nhất để kết thúc sự mệt mỏi về tinh thần và thể chất mà công việc này mang lại, nhưng chính bạn cũng sẽ biết rằng không phải ai cũng dễ dàng từ bỏ công việc vì nhiều lý do. Có thể là do tài chính hay  không có nhiều lựa chọn khác với ngành nghề mà bạn đang làm. Hoặc cũng có thể là công ty của bạn có điều kiện nào đó mà không dễ gì có thể tìm kiếm, chẳng hạn thời gian làm việc linh hoạt giúp bạn có thể đưa đón con đi học, một khoản trợ cấp hấp dẫn,... tất cả những điều này khiến quyết định trở nên phức tạp hơn.

Vì vậy, đừng vội đưa ra một quyết định tức thời, bồng bột, hãy xem xét thật kỹ trước khi quyết định rời đi hoặc ở lại. Nếu bạn chọn ở lại thì có thể theo dõi tiếp những điều bên dưới, nó có thể giúp bạn đương đầu với những khó khăn hoặc chuyển mọi việc theo hướng tốt hơn chứ không phải chỉ ở lại và chịu đựng.

Tìm cách tự bảo vệ bản thân

Mặc dù không ai chọn làm việc trong môi trường làm việc độc hại, nhưng nếu bạn đang ở trong môi trường như vậy và không thể dễ dàng từ bỏ công việc này. Vậy bạn có thể tìm hiểu những vấn đề đang xảy ra với mình và tìm cách lấy lại sức mạnh của chính bạn trong những tình huống như vậy. 

Ví dụ: Một người bởi những ảnh hưởng từ một môi trường làm việc độc hại trước đây, khiến người đó luôn cảm thấy không an toàn ở môi trường mới, anh ta thường tình nguyện làm thêm các công việc khác để chứng minh giá trị của mình, cũng vì đó mà anh ta phải làm việc nhiều giờ hơn hầu hết những người khác. Nếu có thể nhận thức rõ hơn về điều này, anh ấy sẽ có thể sẽ tìm được cách giải quyết trong tình huống này, ngăn bản thân lặp lại những hành vi tương tự ở các công việc tiếp theo và tìm thấy sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống tốt hơn. 

Giải quyết điểm xung đột

Như đã nói ở trên, việc xung đột giữa nhân viên với nhau hay nhân viên với quản lý, chính quản lý với quản lý cũng là nguyên nhân khiến môi trường làm việc trở nên độc hại. Chính vì vậy việc giải quyết xung đột, bắt đầu từ mỗi cá nhân sẽ là cách thức hiệu quả khiến môi trường làm việc trở nên tích cực hơn.

Trước tiên, hãy cố gắng xác định nguyên nhân cụ thể của xung đột. Điều này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tình huống và tìm cách giải quyết nó một cách hiệu quả. Đôi khi, việc nói chuyện trực tiếp và thấu hiểu quan điểm của nhau có thể giải quyết được nhiều vấn đề và giúp mọi người dễ thông cảm cho nhau hơn.

Rõ ràng, bạn không thể tránh được xung đột nhưng việc giảm bớt cái tôi cá nhân để dung hòa các vấn đề xảy ra là điều nên làm, thay vì tập trung vào cuộc xung đột, hãy tìm cách cùng nhau tìm ra giải pháp xây dựng, cải thiện tình huống.

Hãy tự hỏi ai có thể giúp bạn

Điều này có nghĩa là bạn cần xem xét ai trong và ngoài tổ chức có thể  hỗ trợ và giúp đỡ bạn trong tình huống khó khăn. Đó có thể là từ đồng nghiệp, quản lý hay bộ phận nhân sự. Hoặc cũng có thể là những lời khuyên, động viên từ người thân, bạn bè.

Nếu bạn đang gặp phải vấn đề trong môi trường làm việc, thử thảo luận với người quản lý của bạn. Họ có thể cung cấp thông tin và hỗ trợ về cách giải quyết tình huống hoặc thậm chí có thể thực hiện biện pháp cần thiết để cải thiện môi trường làm việc. Hoặc chẳng hạn khi gặp vấn đề nào đó tại nơi làm việc, bạn có thể tâm sự với người thân bạn bè, tìm những lời khuyên từ họ. Bởi đôi khi người trong cuộc - là bạn sẽ khó nhìn nhận khách quan hơn là một người ngoài.

Lập kế hoạch “thoát hiểm” cho mình

Nếu những toxic từ môi trường làm việc khiến bạn không chịu đựng được tiếp, chắc chắn rằng bạn cần phải rời đi. Xây dựng một kế hoạch tài chính để đảm bảo bạn có đủ tiền để sống và duy trì cuộc sống hàng ngày sau khi rời đi. Điều này cũng bao gồm việc tích lũy tiền dự trữ và tìm kiếm công việc mới trước khi nghỉ việc.

Làm việc trong một môi trường toxic thời gian dài có thể khiến tâm sinh lý bạn chịu nhiều áp lực, vì vậy hãy nhớ dành một khoảng thời gian ngắn sau khi nghỉ việc để chữa lành và điều chỉnh tâm lý, đừng mang những thói quen trong môi trường cũ vào một nơi mới, bởi rất có thể bạn sẽ vô tình tự tạo nên một môi trường tiêu cực cho mình.

Trên thực tế, bởi nhiều lý do khác nhau như vì tiền lương, thời buổi kinh tế suy thoái khó tìm việc làm, thậm chí quan niệm chịu đựng là điều đương nhiên, khiến rất nhiều người vẫn đang làm việc trong một môi trường độc hại, áp lực cao, mâu thuẫn, sự thiếu công bằng. Hãy nhớ rằng, môi trường làm việc toxic có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của bạn. Để bảo vệ bản thân, bạn cần phải nhận biết các dấu hiệu và biết cách xử lý tình hình một cách hiệu quả. Nếu mọi cố gắng của bạn không thể cải thiện tình hình, hãy luôn có sự dũng cảm để thay đổi và tìm kiếm một môi trường làm việc tốt hơn cho sự phát triển của bản thân.

5 cách giúp gắn kết công nhân quản lý doanh nghiệp cần biết 

Ms. Công nhân

4.3 (333 đánh giá)
Môi trường làm việc toxic là gì? 5 lời khuyên đáng giá nếu bạn đang ở trong một môi trường toxic Môi trường làm việc toxic là gì? 5 lời khuyên đáng giá nếu bạn đang ở trong một môi trường toxic

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Doanh nghiệp ép tăng ca dịp cận Tết, công nhân có quyền khởi kiện?

Doanh nghiệp ép tăng ca dịp cận Tết, công nhân có quyền khởi kiện?

Dịp cận Tết, nhiều doanh nghiệp tổ chức tăng ca để kịp tiến độ. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài liên tục khiến công nhân kiệt sức và không có thời g...

07.12.2024 30114

Công nhân và nỗi ám ảnh “đẹp mặt” khi về quê ăn Tết

Công nhân và nỗi ám ảnh “đẹp mặt” khi về quê ăn Tết

Không biết từ bao giờ, câu chuyện “Về quê ăn Tết” lại là nỗi ám ảnh của nhiều công nhân đến thế. Từ cơm áo gạo tiền đến phong tục lễ nghĩa, tất cả dườ...

07.12.2024 3570

Tâm sự đời công nhân: “Mong được tăng ca để có tiền tiêu Tết”

Tâm sự đời công nhân: “Mong được tăng ca để có tiền tiêu Tết”

Thu nhập thấp, nhiều công nhân mong được tăng ca dịp cuối năm để có thêm tiền trang trải chi phí tàu xe, quà cáp khi về quê. Dù mệt mỏi nhưng mọi ngườ...

06.12.2024 2211

Công nhân thời vụ có được hưởng nguyên lương trong thời gian nghỉ Tết? 

Công nhân thời vụ có được hưởng nguyên lương trong thời gian nghỉ Tết? 

“Tôi là công nhân thời vụ tại một doanh nghiệp may mặc và có quá trình làm việc kéo dài đến hết tháng 1/2025. Trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán năm...

03.12.2024 6302