Ngành Công nghiệp gỗ thiếu kỹ sư trầm trọng
06.07.2016 2344 haiyen.tran37
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia ngành chế biến gỗ, các hiệp hội, doanh nghiệp chế biến gỗ thì hiện nay nguồn nhân lực ngành kỹ sư chế biến gỗ đang bị thiếu trầm trọng mặc dù Việt Nam là quốc gia đứng thứ 6 trên thế giới về xuất khẩu đồ gỗ.
Xu hướng sử dụng ngày càng nhiều
Theo số liệu thống kê của ngành Công nghiệp chế biến gỗ ở nước ta, năm 2014 kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ đạt 6.3 tỉ USD, năm 2015 con số đó tăng lên 7 tỉ và định hướng đến năm 2020 sẽ đạt 10 tỉ USD. Hiện nay, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng xuất khẩu đồ gỗ trên thế giới.
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB) thì ngành chế biến gỗ là ngành có tiềm năng phát triển và có năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới. Đây là một trong 10 ngành mang lại nguồn thu nhập lớn từ xuất khẩu và có đóng góp đáng kể vào GDP của cả nước. Cả nước có trên 4200 doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân với 95%, 16% doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI và 5% doanh nghiệp nhà nước.
Cả nước có khoảng 300000 lao động làm trong ngành chế biến gỗ nhưng đa phần là lao động phổ thông. Số lượng cán bộ, có trình độ đại học chuyên ngành Chế biến lâm sản rất ít chỉ khoảng 2 – 3%, số công nhân kỹ thuật chiếm 20 – 30%. Trong khi đó, số lượng kỹ sư yêu cầu để đảm bảo phát triển ổn định ngành Chế biến gỗ phải từ 7 – 10%, như vậy có thể thấy số lượng kỹ sư ngành chế biến lâm sản đang bị thiếu trầm trọng.
Kỹ sư chế biến gỗ là người làm công tác quản lý, thực hiện các công việc chế tác vật dụng liên quan đến gỗ trong các nhà máy, công ty sản xuất đồ gỗ, các công ty thiết kế nội thất và các cơ sở kinh doanh, thương mại về nhập khẩu gỗ, sản phẩm chế biến từ gỗ trên địa bàn cả nước.
Số lượng người theo học để trở thành kỹ sư chế biến gỗ rất ít
Mặc dù được đánh giá là ngành có tiềm lực phát triển, thu được lợi nhuận lớn nhưng số người đăng ký và theo học ngành Chế biến gỗ không nhiều.
Theo PGS.TS Vũ Huy Đại – Viện trưởng Viện Công nghiệp gỗ - trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam thì ở nước ta các cơ sở đào tạo về kỹ sư chế biến lâm sản không nhiều, hàng năm chỉ khoảng 200 kỹ sư được đào tạo chuyên nghiệp.
PGS. TS Vũ Huy Đại cho rằng để đảm bảo nguồn nhân lực cho ngành Chế biến gỗ, các cơ quan chức năng của nhà nước nên có những dự báo, hoạch định cụ thể về nhu cầu sử dụng nhân lực cho các ngành nghề, đặc biệt là ngành chế biến lâm sản.
Trong cuộc trao đổi với Phóng viên, ông đã đưa ra kiến nghị rằng để tạo điều kiện cho ngành chế biến gỗ phát triển thì nhà trường – doanh nghiệp và nhà trường – doanh nghiệp – chính phủ cần có sự liên kết tạo thành mô hình hợp tác đào tạo.
Hơn 90% kỹ sư chế biến gỗ ra trường có việc làm
PGS.TS Vũ Huy Đại - ĐH Lâm Nghiệp Việt Nam cho biết nhà trường đã hết sức tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên theo học ngành này bằng việc liên kết chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp phối hợp đào tạo. Sinh viên thường xuyên được tiếp xúc vào thực tế, tham gia trực tiếp vào quá trình tạo sản phẩm. Do đó, chất lượng đào tạo luôn được đảm bảo và đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn và có việc làm thu nhập ổn định.
Hiện nay, các vật liệu từ gỗ hay là gỗ công nghiệp như tấm gỗ ván sợi MDF, ván ép, gỗ dán, ván ghép thanh chủ yếu dùng để sản xuất các sản phẩm nội thất có giá trị kinh tế cao được tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ưa chuộng. Hầu hết, trong các gia đình thì bàn, ghế, sàn nhà, cửa sổ… đều sử dụng sản phẩm chế biến từ gỗ.
Sở dĩ sản phẩm gỗ đang ngày càng được ưa chuộng và sử dụng nhiều cũng bởi do tính năng thân thiện, không độc hại với môi trường và người sử dụng. Hãy tham khảo thêm các việc làm kỹ sư trên Tuyencongnhan.vn!
Ms.Smile