Người lao động và doanh nghiệp được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần báo trước
13.12.2019 1426 vi.vothanh
MỤC LỤC
- Bổ sung người làm việc tự do vào đối tượng áp dụng luật Lao động
- Bỏ loại hình hợp đồng lao động theo mùa vụ
- Đưa hợp đồng lao động điện tử vào áp dụng
- Người cao tuổi được ký hợp đồng xác định thời hạn nhiều lần
- Chịu tang bố/ mẹ nuôi vẫn được hưởng nguyên lương
- NLĐ và NSDLĐ được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần báo trước
- Được phép ủy quyền cho người khác nhận lương
- Doanh nghiệp phải trả phí mở tài khoản nếu thanh toán lương qua ngân hàng
- Doanh nghiệp không được ép NLĐ dùng lương để mua hàng hóa, dịch vụ của công ty
- Được phép nhận “thưởng” dưới dạng vật chất thay vì tiền
- Nhà nước sẽ không can thiệp trực tiếp vào tiền lương của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp phải gửi bảng kê lương chi tiết cho NLĐ
- Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc 1 năm/lần
Người lao động chịu tang bố/mẹ nuôi được hưởng nguyên lương, doanh nghiệp và cả NLĐ được phép đơn phương hủy hợp đồng lao động không cần báo trước, áp dụng hình thức hợp đồng điện tử… là những điểm mới nổi bật trong Bộ luật Lao động sửa đổi 2019 - bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2021.
Ngoài 3 nội dung thay đổi chính của luật Lao động: Tăng thêm 1 ngày nghỉ lễ hưởng nguyên lương dịp Quốc khánh 2/9, giữ nguyên giờ làm thêm tối đa 300 giờ/ năm và tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình từ năm 2021, Quốc hội đã thông qua 13 điểm sửa đổi liên quan đến quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp và người lao động (NLĐ) như sau:
Bổ sung người làm việc tự do vào đối tượng áp dụng luật Lao động
Nhằm đảm bảo quyền lợi cho công dân cả nước, chính phủ đưa ra quy định: Những người làm việc tự do cũng sẽ được áp dụng các điều khoản trong Bộ luật Lao động (sửa đổi). Vậy là từ nay, người làm việc trên cơ sở thuê mướn dù không có hợp đồng, không ký kết bằng văn bản chính thức nhưng vẫn được áp dụng các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật Lao động, (như thợ xây, thợ dệt…)
Bỏ loại hình hợp đồng lao động theo mùa vụ
Điều 20 Bộ luật Lao động sửa đổi có quy định cụ thể về các loại hợp đồng làm việc như sau:
Như vậy, hợp đồng lao động thời vụ sẽ không còn được áp dụng từ 2021 và quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động làm việc ngắn ngày, hạn chế tình trạng doanh nghiệp "lách luật", không đóng BHXH bằng cách ký các loại hợp đồng mùa vụ, dịch vụ...
Đưa hợp đồng lao động điện tử vào áp dụng
Công nghệ ngày càng tiến bộ nên các hình thức ký kết hợp đồng lao động cũng được đổi mới để giảm thiểu thủ tục văn bản trực tiếp cho các doanh nghiệp. Tại điều 14 của Bộ luật LĐ mới đã ghi nhận thêm: Hợp đồng lao động có thể tồn tại dưới hình thức thông điệp dữ liệu về giao dịch điện tử và có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
Người cao tuổi được ký hợp đồng xác định thời hạn nhiều lần
Hiện nay, nhiều trường hợp người cao tuổi có nguyện vọng tiếp tục làm việc dù đã đến tuổi nghỉ hưu, hoặc trình độ chuyên môn cao, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp nên luật mới đã cho phép người sử dụng lao động (NSDLĐ) ký kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn với đối tượng này.
Chịu tang bố/ mẹ nuôi vẫn được hưởng nguyên lương
Ngoài các trường hợp nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương như trước đây, tại Điều 115 Bộ luật Lao động mới còn bổ sung thêm trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi chết cũng sẽ được nghỉ 03 ngày như trường hợp bố mẹ đẻ hoặc bố/mẹ chồng, bố/mẹ vợ chết.
NLĐ và NSDLĐ được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần báo trước
Theo luật mới, trong một số trường hợp nhất định, cả doanh nghiệp và NLĐ đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần báo trước. Cụ thể:
- Người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần báo trước khi:
- Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước với NLĐ trong trường hợp sau đây:
+ NLĐ không trở lại làm việc sau 15 ngày kể từ khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ.
+ NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.
Được phép ủy quyền cho người khác nhận lương
Bộ luật mới quy định nếu trường hợp NLĐ vì một lý do bất khả kháng nào đó (ốm đau, tai nạn lao động...) không nhận lương trực tiếp được, thì có thể làm giấy ủy quyền hợp pháp cho người thân để nhận thay.
Doanh nghiệp phải trả phí mở tài khoản nếu thanh toán lương qua ngân hàng
Trước đây, doanh nghiệp và NLĐ sẽ thỏa thuận về các loại phí liên quan đến việc mở và duy trì tài khoản ngân hàng để trả lương. Tuy nhiên, theo luật mới, bắt buộc doanh nghiệp phải là người chi trả toàn bộ các loại phí liên quan đến mở tài khoản và phí chuyển tiền.
Doanh nghiệp không được ép NLĐ dùng lương để mua hàng hóa, dịch vụ của công ty
NSDLĐ không được ép buộc NLĐ dùng tiền lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp hoặc của đơn vị khác theo chỉ định.
Được phép nhận “thưởng” dưới dạng vật chất thay vì tiền
Trước đây, Luật cũ chỉ có quy định về “Tiền thưởng”, đến nay, khái niệm này được mở rộng ra, “Thưởng” có thể là tiền hoặc tài sản, hay bất cứ hình thức khác căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc, tình hình sản xuất của doanh nghiệp và NLĐ.
Nhà nước sẽ không can thiệp trực tiếp vào tiền lương của doanh nghiệp
Doanh nghiệp và người lao động được phép thỏa thuận, xây dựng bảng lương thay vì phụ thuộc trực tiếp vào định mức lao động do chính phủ ban hành, tuy nhiên cần không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hiện hành. (Điều 93 Bộ luật Lao động 2019)
Doanh nghiệp phải gửi bảng kê lương chi tiết cho NLĐ
Mỗi kỳ trả lương, doanh nghiệp phải gửi bảng kê lương chi tiết cho người lao động. Trong đó bao gồm: Tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, những khoản khấu trừ cụ thể (nếu có)... Mục đích việc này nhằm minh bạch tiền lương, kịp thời phát hiện sai sót trong tính tiền lương để điều chỉnh nhằm đảm bảo quyền lợi của nhân viên.
Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc 1 năm/lần
Nhiều doanh nghiệp hiện nay ngừng hoạt động bất ngờ nhưng không chi trả đủ các khoản trợ cấp khiến người lao động vô cùng hoang mang. Vì thế, theo Luật mới, thời gian tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc được quy định tối thiểu 1 lần/năm. Trường hợp vì lý do kinh tế mà NLĐ có nguy cơ mất việc, thôi việc… thì doanh nghiệp phải tổ chức đối thoại để đảm bảo mọi vướng mắc được tháo gỡ trước khi đơn vị đóng cửa sản xuất.
Như vậy, từ năm 2021, người lao động nên chú ý những điểm đổi mới của pháp luật, đặc biệt là khi ốm đau - tai nạn bất ngờ - kéo dài nhiều ngày, công nhân cần thông báo ngay đến doanh nghiệp để tránh trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không mong muốn.
Xem thêm: Tin vui cho người lao động, được nghỉ thêm 1 ngày lễ dịp Quốc khánh
Vũ Vi