Những cách hành xử “không đẹp” của nhiều doanh nghiệp
06.06.2016 2879 haiyen.tran37
Để ép người lao động nghỉ việc mà không vi phạm hợp đồng, không thương lượng, thảo thuận mà bày ra nhiều chiêu trò không đẹp để người lao động phải tự động nộp đơn thôi việc.
Cấm cửa nhân viên vì dám…khiếu nại
Chị Tâm đang là nhân viên của một công ty tên là Việt Phố. Chị vào làm tại công ty này từ tháng 5 – 2015. Trong thời gian thử việc chị Tâm được trả 80 % lương. Tuy nhiên sau thời gian thử việc chị vẫn chỉ được trả 80 % lương và còn bị trừ thêm 25 % lương. Công ty Việt Phố gọi đây là khoản lương tạm giữ về hợp đồng.
Chị Tâm không đồng ý về cách trả lương này và khiếu nại lên công ty. Kết quả chị bị công ty cấm cửa, không cho vào làm việc. Bức xúc với cách hành xử của công ty. Chị Tâm gửi đơn khiếu nại đến Phòng Lao Động – Thương Binh và Xã hội.
Khi phóng viên đến để tìm hiểu thêm về phản ánh của chị Tâm thì công ty Việt Phố thì đại diện công ty từ chối trả lời.
Tự động ém lương của người lao động
Người lao động đi làm vì cần tiền để trang trải cuộc sống. Vì vậy mong muốn và cũng là quyền lợi tối thiểu của họ là được trả đủ lương theo đúng thời gian quy định. Tuy nhiên nhiều công ty lại tìm mọi cách ém lương của họ.
Doanh nghiệp có thể đưa ra rất nhiều lý do khi người lao động khiếu nại. Có thể là do nhân viên không hoàn thành tốt công việc được giao, không đủ sản lượng, công ty khó khăn…Tuy nhiên khi người lao động vi phạm hay lại không có biên bản xử phạt hay cảnh cáo. Việc không hoàn thành công việc được giao cũng rất mù mờ không có định mức rõ ràng. Doanh nghiệp cũng không thỏa thuận với nhân viên mà tự ý cắt lương, giữ lương khiến nhân viên vô cùng bức xúc.
Kết quả doanh nghiệp có thể giữ lại được một khoản tiền nhất định nhưng nhân viên chán nản không muốn làm việc. Ảnh hưởng đến môi trường chung của cả công ty. Nhiều trường hợp doanh nghiệp vướng vào nhiều vụ kiện tụng do người lao động khiếu nại. Danh tiếng bị ảnh hưởng, thương hiệu tuyển dụng bị giảm sút. Những doanh nghiệp này sẽ rất khó bị tuyển dụng nhân tài về sau. Không ai muốn làm việc tại một công ty có tiếng chuyên ém lương, cắt lương của nhân viên.
Chuyển sang làm việc không đúng chuyên môn để nhân viên tự động nghỉ việc
Không muốn giữ lao động ở lại làm việc nhiều công ty dùng chiêu chuyển một nhân viên văn phòng, một kỹ sư sang làm việc tạp vụ. Cụ thể là trường hợp của anh Trần Minh Thái. Anh đang làm việc cho công ty CP Dầu nhớt và Hóa chất Việt Nam. Đang làm ở vị trí trưởng bộ phận sản xuất, công ty đột ngột bảo anh nộp đơn thôi việc. Anh Thái không đồng ý, công ty này liền chuyển anh sang làm việc cắt cỏ, dọn vệ sinh.
Không thể chấp nhận thái độ hành xử chèn ép, xúc phạm của công tu CP Dầu nhớt và Hóa chất Việt Nam anh Thái nộp đơn khiếu nại đến sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh. Vào này 14 – 4 – 2016 Thanh tra sở đã có công văn trả lời là việc điều chuyển này không đúng quy định và yêu cầu hủy quyết định. Tuy nhiên trước đó ngày 13 – 4 công ty đã ra quyết định cho anh Thái thôi việc với lý do thay đổi cơ cấu công ty. Chính anh Thái cũng không ngờ công ty CP Dầu nhớt và Hóa chất Việt Nam lại có nhiều chiêu trò như vậy để đẩy người lao động ra đường.
Đối với các doanh nghiệp việc xẩy ra tranh chấp lao động sẽ làm tổn hại rất nhiều đến uy tín và thương hiệu. Ảnh hưởng đến tâm ly làm việc của toàn thể nhân viên. Vì vậy cần có cách hành xử chuyên nghiệp, hợp lý đối với người lao động.
Ms. Smile