Ứng viên nên và không nên làm gì khi đi phỏng vấn xin việc?

24.07.2019 6081 trangthunb93

Trang phục, tâm lý, cử chỉ, hành động, thái độ và cả cách giao tiếp ứng xử,...trong buổi phỏng vấn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định tuyển dụng bạn hay không. Vậy bạn có biết ứng viên nên và không nên làm gì khi đi phỏng vấn xin việc? Cùng Tuyencongnhan.vn tìm hiểu điều này!

ứng viên nên và không nên làm gì khi đi phỏng vấn xin việc
Ảnh nguồn Internet

Những điều nên làm

Đến sớm trước 5 - 10 phút

Đừng đến quá sớm, cũng không nên đến quá muộn. Việc đến sớm sẽ giúp bạn ổn định tâm lý, có đủ thời gian để quan sát không gian làm việc, chỉnh trang trang phục, tóc tai,...

Mặc trang phục phù hợp

Chân váy đen - áo sơ mi trắng, hoặc quần tây - áo sơ mi (bỏ áo vào quần),...là những kiểu trang phục phỏng vấn thông dụng và lịch sự nhất. Ngoại hình trang nhã, trang phục phù hợp - lịch sự nhưng không lòa loẹt cũng không quá sang trọng, đầu tóc gọn gàng, trang điểm vừa phải, nhẹ nhàng.

Phong thái, thái độ chuẩn mực

Giao tiếp tự nhiên, tôn trọng người đối diện, không e dè, sợ sệt - Gương mặt sáng, luôn mỉm cười, thể hiện sự điềm đạm - Khi nói, cần nhìn thẳng vào người đối diện, tức nhà tuyển dụng, không nhìn xuống bàn hoặc nhìn lên trần nhà - Tư thế ngồi thẳng, nên để hai tay vuông vức lên bàn, ở trước ngực hoặc đặt gọn dưới ghế ngồi, ngay đùi - Chăm chú lắng nghe, lịch sự ghi chép những điều cần lưu ý trong lúc phỏng vấn - Luôn tỏ ra có thiện chí với mọi công việc được giao nhưng có điểm dừng, không nhiệt tình quá mức - Nên tắt chuông điện thoại trong lúc phỏng vấn, bỏ qua những cuộc gọi không quan trọng, nếu buộc phải nghe, xin phép nhà tuyển dụng được ra ngoài để nghe và nên nghe nhanh nhất có thể - ...

Cung cấp thông tin đầy đủ

Khi phỏng vấn, cần cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin cho nhà tuyển dụng - Hỏi những câu cần hỏi, tức liên quan đến công việc và công ty - Lắng nghe rõ ràng câu hỏi của nhà tuyển dụng và lịch sự trả lời chúng - Xin phép được trình bày những kinh nghiệm mà mình có được từ những công việc trước, nên nêu những kinh nghiệm nổi bật nhất, tức đã đạt được thành tựu cụ thể và có liên quan đến công việc đang ứng tuyển - ...

Tham khảo thêm: 7 “tuyệt chiêu” giúp ứng viên ghi điểm với nhà tuyển dụng

ứng viên nên và không nên làm gì khi đi phỏng vấn xin việc
Ảnh nguồn Internet

Những điều không nên làm - Tuyệt đối tránh

Đến quá sớm hoặc quá trễ

Ngoài những lợi ích có được khi bạn đến đúng giờ hoặc sớm hơn trước 5 - 10 phút như đã phân tích trên đây, việc bạn đến quá sớm hoặc quá trễ sẽ không chỉ chẳng giúp ích được gì, ngược lại còn có thể gây bất lợi cho bạn hoặc ảnh hưởng đến công việc tại nơi phỏng vấn (nhân viên có thể sao nhãng trong công việc hoặc bạn ham đi tham quan mà bị lạc đường nếu đến quá sớm; tâm lý gấp gáp, thái độ hỗn loạn, chưa kịp chỉnh trang hay chuẩn bị mọi thứ tốt nhất nếu bạn đến quá trễ;...). Đừng viện lí do địa chỉ công ty khó tìm để trình bày với nhà tuyển dụng "tại sao bạn đến trễ?". Thay vì bị mất điểm vì điều này, hãy tự tìm đường đến công ty trước buổi phỏng vấn một ngày để căn thời gian hợp lý nhất.

Không nên ăn mặc rườm rà, cầu kỳ

Việc bạn ăn mặc quá rườm rà, cầu kỳ không làm nhà tuyển dụng đánh giá bạn coi trọng công việc này mà ngược lại sẽ khiến họ cảm thấy bạn không có tư duy thời trang, thiếu sự chuẩn bị,...Chỉ cần một bộ trang phục đơn giản nhưng lịch sự, nhã nhặn là đủ.

Phong thái, thái độ không phù hợp hoặc thái quá

Lịch sự bắt tay với nhà tuyển dụng nhưng không nên quá mạnh bạo, sẽ gây cảm giác khó chịu cho họ - Không nên nói với nhà tuyển dụng rằng đây là cuộc phỏng vấn duy nhất, điều này khiến nhà tuyển dụng nghĩ bạn thiếu năng lực - Không sao nhãng trong cuộc phỏng vấn (không nhìn đồng hồ đeo tay hay đồng hồ treo tường; không liếc đọc các tài liệu, giấy tờ xung quanh;...) - Không nên ăn nói cộc lốc, nói nhiều, nói lan man không liên quan đến công việc - Không tỏ ra mình là người giỏi mọi thứ - Không nói xấu công ty cũ, cấp trên và cả đồng nghiệp cũ - Không chấp nhận nếu lương quá thấp, không tỏ ra mình làm việc chỉ vì đam mê, vì ham học hỏi chứ không hề quan tâm đến lương thưởng; không một nhân viên nào có thể hết lòng với công việc với mức lương không xứng đáng - ...

Thái độ nghiêm túc, chuẩn bị đầy đủ, cẩn trọng trong lời nói, giao tiếp ứng xử lịch sự,...là những điều luôn luôn nên làm trong mọi cuộc phỏng vấn.

Xem thêm: 8 câu cửa miệng mà người thành công không bao giờ nói

Ms. Công nhân

4.3 (433 đánh giá)
Ứng viên nên và không nên làm gì khi đi phỏng vấn xin việc? Ứng viên nên và không nên làm gì khi đi phỏng vấn xin việc?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Có nên gửi mail hỏi kết quả phỏng vấn? Viết gì trong mail đó để được phản hồi?

Có nên gửi mail hỏi kết quả phỏng vấn? Viết gì trong mail đó để được phản h...

Không ít ứng viên than thở rằng đã nhiều ngày sau khi kết thúc buổi phỏng vấn xin việc nhưng phía công ty sao mãi chẳng thấy hồi âm. Liệu mình bị đánh...

02.03.2023 1074

Kinh nghiệm khi đi phỏng vấn vào tập đoàn Samsung

Kinh nghiệm khi đi phỏng vấn vào tập đoàn Samsung

Samsung hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam, ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào nền kinh tế và giải quyết vấn...

19.09.2022 196071

5 lưu ý giúp ứng viên ghi điểm trong buổi phỏng vấn

5 lưu ý giúp ứng viên ghi điểm trong buổi phỏng vấn

Ấn tượng trong buổi phỏng vấn là yếu tố quyết định bạn có được tuyển dụng vào làm việc hay không. “Bỏ túi” 5 lưu ý sau đây sẽ giúp bạn tự tin hơn và “...

07.09.2022 9952

Mách nhỏ 6 việc cần làm sau khi được mời phỏng vấn

Mách nhỏ 6 việc cần làm sau khi được mời phỏng vấn

Hồ sơ xin việc của bạn đã vượt qua cửa ải đầu tiên và được nhà tuyển dụng mời đi phỏng vấn? Vậy bạn có biết cần chuẩn bị gì và làm gì để buổi phỏng vấ...

24.08.2022 12332