Thán phục và nhất quán câu trả lời của Thủ tướng chính phủ về Uber, Grab
24.07.2017 2144 hongthuy95
Vừa qua Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có văn bản trả lời chính thức về những câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc xoay quanh vấn đề taxi truyền thống - Uber, Grab. Câu trả lời nhận được rất nhiều sự đồng tình, thán phục và nhất quán của đại đa số mọi người. Vậy bạn có biết câu trả lời đó là gì? Cùng Tuyencongnhan.vn tìm hiểu điều này!
Ảnh nguồn Internet
Được biết, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đã gửi đến Thủ tướng văn bản chất vấn những vấn đề liên quan đến từ khóa “Uber, Grab” được nhiều người quan tâm suốt thời gian qua. Trong văn bản chất vấn, ông có hỏi: “Chính phủ sẽ cho thí điểm Uber, Grab đến bao giờ?”, “Những hệ lụy ai cũng có thể nhìn thấy sẽ do ai chịu trách nhiệm?”. Đây là 2 trong số những câu hỏi xoáy sâu vào vấn đề nhạy cảm về sự cạnh tranh giữa các hãng taxi truyền thống với loại hình Uber, Grab thời gian qua.
Ảnh nguồn Internet
Theo ông Quốc, trong khi việc cần thiết hiện nay là giới hạn số lượng phương tiện vận tải so với nhu cầu và hạ tầng giao thông thì Chính phủ lại cho thí điểm Uber, Grab. Điều này làm bùng nổ phương tiện di chuyển, gây ách tắt giao thông, đe dọa hạ tầng cơ sở, nảy sinh xung đột lợi ích,..Và sau cùng sẽ mang lại hệ lụy tiêu cực nếu chấp nhận đối tượng Uber, Grab hoạt động chính thức.
Tìm hiểu thêm: Hơn 4.000 lái xe Vinasun mất việc làm vì Grab, Uber
Quan điểm của ông được lan truyền khá nhanh và nhận phải nhiều ý kiến không đồng tình. Nhiều người cho rằng:
- Uber, Grab có những ưu điểm mà taxi truyền thống không có hoặc chưa có. Đó là dịch vụ kết nối phương tiện di chuyển với khách hàng thông qua mạng lưới công nghệ, khách hàng hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ, giá cả,…
- Taxi truyền thống thì giá lại quá đắt, đắt hơn nhiều các hãng Uber, Grab
Ảnh nguồn Internet
Trước sự tranh cãi dồn dập của hai luồng ý kiến, vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có văn bản trả lời chất vấn hết sức cụ thể, nhận được sự thán phục và nhất quán của đại đa số mọi người. Cụ thể, ông cho rằng việc đưa vào sử dụng thí điểm Uber, Grab nằm trong xu thế phát triển tất yếu của việc ứng dụng công nghệ, trên cơ sở đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải và được tiến hành đúng luật. Điều này còn tạo ra sự thay đổi tích cực trong việc làm chủ ứng dụng, vươn lên cạnh tranh bình đẳng với các quốc gia phát triển trên thế giới. Bởi lẽ, thống kê cho thấy, không chỉ Uber, Grab mà cũng có 7 doanh nghiệp vận tải của Việt Nam tham gia cung ứng dịch vụ này. Hơn nữa, Uber, Grab ra đời đáp ứng nhanh nhu cầu đi lại của người dân với mức chi phí phù hợp, đảm bảo kích thích sự thuận tiện, an toàn, chất lượng dịch vụ cho cả xe taxi truyền thống và các hãng Uber, Grab.
Ảnh nguồn Internet
Phân tích tính cạnh tranh của Uber, Grab, ông cho rằng: Về thuế, Uber, Grab thực hiện đúng quy định về nộp thuế với mức tương đương các hãng taxi truyền thống; về chăm sóc khách hàng, Uber, Grab có giá rẻ hơn, chất lượng dịch vụ cao hơn, độ an toàn cũng cao hơn do khách hàng có thể xác định được danh tính tài xế cũng như cung đường đang đi trên hệ thống. Đặc biệt, Uber, Grab góp phần làm giảm mật độ tham gia giao thông của các phương tiện khi áp dụng các dịch vụ đi chung, ghép đôi,…
Ảnh nguồn Internet
Kết thúc văn bản trả lời chất vấn, Thủ tướng khẳng định lại một lần nữa quá trình điều hành kinh tế của chính phủ là đúng theo nguyên tắc thị trường. Nếu doanh nghiệp nào không nỗ lực cạnh tranh bình đẳng về công nghệ, chất lượng dịch vụ, giá cả mà chỉ lo tranh giành lợi ích, vạch cái xấu để hạ bệ nhau thì không sớm thì muộn họ sẽ bị người tiêu dùng quay lưng, bị đào thải ra khỏi thị trường.
Quan điểm trên của Thủ tướng Chính phủ nhận được rất nhiều sự đồng tình, thán phục và nhất quán của các cơ quan, bộ, ban ngành, tổ chức, cá nhân trên toàn quốc.
Còn ý kiến của bạn thì sao? Hãy chia sẻ cùng Tuyencongnhan.vn!
Xem thêm: Cuộc đời công nhân: làm hết sức nhưng có đủ chi tiêu?
Ms. Công nhân