Tổ trưởng sản xuất là gì? Bản mô tả công việc tổ trưởng sản xuất

25.01.2018 22527 bientap

Tổ trưởng sản xuất là một vị trí công việc không thể thiếu trong các doanh nghiệp sản xuất hiện nay. Vậy bạn có biết Tổ trưởng sản xuất là gì? Công việc của vị trí này bao gồm những gì? Nếu bạn vẫn chưa có nhiều thông tin, hãy tìm hiểu cùng Tuyencongnhan.vn.

Tổ trưởng sản xuất là gì
Ảnh nguồn Internet

► Tổ trưởng sản xuất là gì?

Tổ trưởng sản xuất là người đứng đầu các tổ sản xuất trong nhà máy, có nhiệm vụ quản lý, giám sát mọi hoạt động trong tổ sản xuất đó. Để đảm nhiệm được vị trí công việc này, tổ trưởng sản xuất phải là người vừa am hiểu những kiến thức chuyên môn, vừa có kỹ năng quản lý tốt thì mới điều hành hoạt động của tổ sản xuất đạt hiệu quả cao.

► Bản mô tả công việc tổ trưởng sản xuất

Nhiệm vụ chính Công việc cụ thể
Quản lý, điều hành hoạt động sản xuất
  • Thường xuyên cập nhật kế hoạch sản xuất để đảm bảo đáp ứng đúng tiến độ, yêu cầu sản xuất.
  • Nhận bàn giao, phổ biến và phân công công việc cho công nhân trước mỗi ca làm việc.
  • Thực hiện việc điểm danh – chấm công, kiểm tra đồng phục - bảo hộ lao động của công nhân trong tổ sản xuất.
  • Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công nhân chấp hành đúng các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật sản xuất, tiêu chuẩn an toàn lao động.
  • Giám sát việc sử dụng nguyên liệu của công nhân để hạn chế đến mức thấp nhất việc tiêu hao nguyên hiệu trong sản xuất.
  • Thực hiện việc ghi chép nhật ký vận hành của tổ sản xuất.
Giải quyết sự cố, tình huống phát sinh
  • Kịp thời phát hiện và xử lý ngay những nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình sản xuất, đe dọa đến sự an toàn của công nhân và các trang thiết bị.
  • Giải quyết công bằng những mâu thuẫn xảy ra giữa các công nhân trong quá trình sản xuất, đảm bảo công nhân cảm thấy được được tôn trọng và chuyên tâm hoàn thành công việc.
  • Nhanh chóng báo cáo lên cấp trên những sự cố, tình huống không giải quyết được xảy ra trong tổ sản xuất, giữa các tổ sản xuất.

Bạn muốn xem thêm: Bản mô tả công việc quản đốc sản xuất

Tuyển dụng, đào tạo
  • Báo cáo nhu cầu tuyển dụng nhân sự phục vụ công việc của tổ sản xuất cho bộ phận nhân sự.
  • Phối hợp với bộ phận liên quan tuyển chọn nhân viên đáp ứng được yêu cầu công việc.
  • Tổ chức huấn luyện quy trình, tiêu chuẩn làm việc cho nhân viên mới; bồi dưỡng, nâng cao tay nghề - trình độ cho công nhân.
Quản lý công cụ, trang thiết bị trong tổ sản xuất
  • Kiểm tra, đảm bảo các trang thiết bị sẵn sàng hoạt động trước khi vào ca sản xuất.
  • Ghi nhận các thông tin hư hỏng và liên lạc với bộ phận kỹ thuật xử lý kịp thời để không làm ảnh hưởng nhiều đến tiến độ sản xuất.
  • Đảm bảo các công cụ sau ca làm việc được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng.
  • Định kỳ phối hợp với bộ phận kỹ thuật bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị.
Các công việc khác
  • Định kỳ thực hiện việc đánh giá tình hình lao động sản xuất, việc chấp hành các quy định, quy trình về an toàn lao động, vệ sinh lao động của công nhân trong tổ.
  • Tham gia đầy đủ các cuộc họp định kỳ: xây dựng kế hoạch kinh doanh; tổng kết tình hình sản xuất; xét khen thưởng – kỷ luật tổ sản xuất, phân xưởng…
  • Chủ động đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cho nhà máy.
  • Nhiệt tình tham gia các khóa bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ dành cho các tổ trưởng sản xuất.
  • Xây dựng bầu không khí làm việc vui vẻ, thoải mái trong tổ sản xuất.
  • Thực hiện các công việc khác khi được cấp trên giao phó.

 

Xem thêm: Trưởng ca sản xuất là gì? Mô tả công việc và mức lương trưởng ca sản xuất

Ms.Công nhân

4.3 (383 đánh giá)
Tổ trưởng sản xuất là gì? Bản mô tả công việc tổ trưởng sản xuất Tổ trưởng sản xuất là gì? Bản mô tả công việc tổ trưởng sản xuất

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tìm hiểu các chất liệu da phổ biến trong sản xuất  giày dép

Tìm hiểu các chất liệu da phổ biến trong sản xuất giày dép

Da là nguyên liệu quen thuộc trong ngành công nghiệp sản xuất giày dép. Cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu những chất liệu da được sử dụng phổ biến hiện n...

23.03.2023 19

Hiểu về ISO 9001:2015 và lý do vì sao nên áp dụng tiêu chuẩn này trong vận hành doanh nghiệp

Hiểu về ISO 9001:2015 và lý do vì sao nên áp dụng tiêu chuẩn này trong vận...

ISO 9001:2015 hiện là phiên bản mới nhất trong hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm được công nhận trên toàn thế giới. Để hiểu sâu hơn về I...

17.03.2023 61

Những rủi ro thường gặp trong vận chuyển hàng hóa

Những rủi ro thường gặp trong vận chuyển hàng hóa

Vận chuyển hàng hóa đóng một vai trò trọng yếu của các khâu phân phối và lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế một đất nước. Cùng Vieclamnhamay.vn tìm...

14.02.2023 84

Bật mí 3 điều cần biết về quy trình báo cáo tai nạn lao động

Bật mí 3 điều cần biết về quy trình báo cáo tai nạn lao động

Trong quá trình làm việc, người lao động sẽ gặp phải những vấn đề về rủi ro tai nạn lao động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, thậm chí gây chết...

14.02.2023 92