Từ 2021 - 11 Quy định mới cần biết trước khi ký hợp đồng lao động

11.01.2021 1248 bientap

Từ ngày 1/1/2021, Bộ luật Lao động 2019 chính thức có hiệu lực thi hành. Theo đó sẽ có nhiều quy định mới được áp dụng liên quan đến hợp đồng lao động mà người lao động cần biết.

Quy định mới cần biết trước khi ký hợp đồng lao động
Luật Lao động mới có những quy định mới nào liên quan đến hợp đồng lao động?

► Chỉ còn áp dụng 2 loại hợp đồng lao động

Bộ Luật lao động mới đã chính thức bỏ loại hình hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc bất kỳ có thời hạn dưới 12 tháng. Cho nên, từ 2021 trở đi, người lao động và người sử dụng lao động chỉ được ký kết một trong hai loại hợp đồng là Hợp đồng xác định thời hạn và Hợp đồng không xác định thời hạn.


► 2 Điều kiện để xác định hợp đồng lao động

Chỉ cần đáp ứng 2 điều kiện sau thì văn bản thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động sẽ được xem là hợp đồng lao động:

 - Có thông tin thể hiện là việc làm có trả tiền lương, tiền công

 - Có sự giám sát, điều hành, quản lý của một bên

Như thế thì các loại hợp đồng như hợp đồng dịch vụ, hợp đồng cộng tác viên… đáp ứng 2 điều kiện trên sẽ được gọi là hợp đồng lao động.


► Có thể ký hợp đồng lao động điện tử

Điều 14 luật Lao động 2019 nêu rõ: hợp đồng lao động giao kết dưới hình thức thông điệp dữ liệu thông qua phương tiện điện tử tuân thủ quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như HĐLĐ bằng văn bản. Như vậy, việc có thêm hình thức hợp đồng điện tử giúp cho việc ký kết hợp đồng làm việc trở nên linh hoạt hơn.

Quy định mới cần biết trước khi ký hợp đồng lao động
Từ 2021, người lao động có thể ký hợp đồng lao động điện tử

► Chỉ được giao kết bằng lời nói với HĐLĐ dưới 1 tháng

Theo luật Lao động 2012, người sử dụng lao động và người lao động có thể giao kết hợp đồng bằng lời nói với công việc tạm thời dưới 3 tháng. Với luật mới, các bên chỉ được giao kết bằng lời nói với HĐLĐ dưới 1 tháng. Nhưng trừ các trường hợp sau:

 - Giao kết hợp đồng với lao động là người giúp việc gia đình

 - Giao kết hợp đồng là người chưa đủ 15 tuổi

 - Giao kết hợp đồng với nhóm lao động từ đủ 18 tuổi trở lên thông qua người ủy quyền ký hợp đồng để làm công việc mùa vụ có thời hạn dưới 12 tháng.

Như vậy các công việc có thời hạn từ 1 tháng trở nên sẽ phải ký kết hợp đồng bằng văn bản hoặc thông qua hình thức điện tử.


► Không áp dụng thời gian thử việc với hợp đồng lao động dưới 1 tháng

Với luật Lao động cũ, chỉ khi ký hợp đồng lao động mùa vụ thì người lao động mới không cần phải thử việc. Thế nhưng loại hợp đồng mùa vụ đã bị Luật mới loại bỏ. Thay vào đó, quy định mới là nếu giao kết hợp đồng lao động dưới 1 tháng, người lao động cũng không cần phải thử việc. Và chỉ áp dụng thời gian thử việc cho lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 1 tháng trở lên.


► Thỏa thuận về nội dung thử việc trong hợp đồng lao động

Bắt đầu từ năm 2021, khi ký hợp đồng lao động, các bên có thể đề cập thêm các nội dung thỏa thuận thử việc cụ thể hoặc ký hợp đồng thử việc riêng. Với việc thỏa thuận thử việc này, đơn vị - doanh nghiệp sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên ngay từ thời gian thử việc.


► Nhân sự đảm nhận vị trí quản lý doanh nghiệp thử việc không quá 180 ngày

Xuất phát từ tầm quan trọng - vai trò của vị trí phụ trách điều hành doanh nghiệp - Bộ luật Lao động 2019 bổ sung thêm quy định về thời gian thử việc cho Nhà quản lý. Theo đó, thời gian thử việc sẽ kéo dài vài tháng nhưng tối đa không quá 180 ngày (tương đương 6 tháng) nhằm đảm bảo nhân sự nắm bắt được công việc và cũng không quá lâu khiến người lao động chịu nhiều thiệt thòi.

Quy định mới cần biết trước khi ký hợp đồng lao động
Thời gian thử việc cho nhân sự Quản lý doanh nghiệp là không quá 6 tháng

► Bổ sung 4 trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động

Luật LĐ mới đã bổ sung thêm 4 trường hợp tạm hoãn hợp đồng khi người lao động:

 - Chấp hành nghĩa vụ tham gia lực lượng dân quân tự vệ

 - Được ủy quyền để thực hiện quyền - trách nhiệm với phần vốn đầu tư của doanh nghiệp tại doanh nghiệp khác

 - Được ủy quyền để thực hiện quyền - trách nhiệm với phần vốn đại diện của chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp

 - Được bổ nhiệm đảm nhận vị trí quản lý doanh nghiệp tại Công ty TNHH MTV do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ


► NLĐ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần lý do

Với luật cũ, người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần lý do khi ký HĐLĐ không xác định thời hạn. Nhưng luật mới áp dụng quy định này cho cả hợp đồng xác định thời hạn. Tuy nhiên, người lao động vẫn cần phải đảm bảo thời gian báo trước:

 - HĐLĐ dưới 12 tháng: báo trước ít nhất 3 ngày

 - HĐLĐ từ 12 - 36 tháng: báo trước ít nhất 30 ngày

 - HĐLĐ không xác định thời hạn: báo trước ít nhất 45 ngày


► Mở rộng các trường hợp người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần báo trước

Tại điều 35 Bộ luật Lao động 2019 đề cập đến các trường hợp người lao động được tự ý nghỉ việc mà không cần phải báo trước, bao gồm:

 - Không được trả lương đúng thời hạn, trả đủ lương

 - Không được bố trí đúng công việc - địa điểm - điều kiện làm việc như theo thỏa thuận

 - Bị cưỡng bức lao động; bị người sử dụng lao động đánh đập, ngược đãi hoặc có hành vi, lời nói nhục mạ - làm ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm

 - Tại nơi làm việc bị quấy rối tình dục

 - Lao động nữ mang thai đến kỳ nghỉ việc theo quy định

 - Đến tuổi nghỉ hưu theo quy định

 - Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng lao động


► Bổ sung thêm 3 trường hợp người sử dụng lao động được chấm dứt HĐLĐ

Ngoài các trường hợp quy định trước đây, từ năm 2021, người lao động sẽ bị người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng khi:

 - Người lao động cung cấp thông tin không trung thực về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, tình hình sức khỏe, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề…

 - Người lao động tự ý nghỉ việc mà không có lý do chính đáng từ 5 ngày làm việc liên tục trở lên

 - Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, trừ các trường hợp thỏa thuận khác

Trên đây là những quy định mới liên quan đến hợp đồng lao động bắt đầu được áp dụng từ năm 2021. Là người lao động làm công ăn lương, bạn cần nắm rõ những thông tin này để biết không nên làm gì và nên làm gì để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

(Theo Luatvietnam)

10 Điểm mới về lương - thưởng áp dụng từ 2021 người lao động cần biết

4.1 (671 đánh giá)
Từ 2021 - 11 Quy định mới cần biết trước khi ký hợp đồng lao động Từ 2021 - 11 Quy định mới cần biết trước khi ký hợp đồng lao động

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Doanh nghiệp ép tăng ca dịp cận Tết, công nhân có quyền khởi kiện?

Doanh nghiệp ép tăng ca dịp cận Tết, công nhân có quyền khởi kiện?

Dịp cận Tết, nhiều doanh nghiệp tổ chức tăng ca để kịp tiến độ. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài liên tục khiến công nhân kiệt sức và không có thời g...

07.12.2024 30216

Công nhân và nỗi ám ảnh “đẹp mặt” khi về quê ăn Tết

Công nhân và nỗi ám ảnh “đẹp mặt” khi về quê ăn Tết

Không biết từ bao giờ, câu chuyện “Về quê ăn Tết” lại là nỗi ám ảnh của nhiều công nhân đến thế. Từ cơm áo gạo tiền đến phong tục lễ nghĩa, tất cả dườ...

07.12.2024 3659

Tâm sự đời công nhân: “Mong được tăng ca để có tiền tiêu Tết”

Tâm sự đời công nhân: “Mong được tăng ca để có tiền tiêu Tết”

Thu nhập thấp, nhiều công nhân mong được tăng ca dịp cuối năm để có thêm tiền trang trải chi phí tàu xe, quà cáp khi về quê. Dù mệt mỏi nhưng mọi ngườ...

06.12.2024 2467

Công nhân thời vụ có được hưởng nguyên lương trong thời gian nghỉ Tết? 

Công nhân thời vụ có được hưởng nguyên lương trong thời gian nghỉ Tết? 

“Tôi là công nhân thời vụ tại một doanh nghiệp may mặc và có quá trình làm việc kéo dài đến hết tháng 1/2025. Trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán năm...

03.12.2024 6562