3 yêu cầu ứng viên cần có trước khi bắt đầu với Nghề Phiên dịch
08.11.2018 1456 hongthuy95
Để hành nghề phiên dịch, giỏi ngoại ngữ không chưa đủ; bạn phải trở nên toàn diện nhất có thể để đáp ứng đầy đủ những tiêu chí tuyển dụng phiên dịch được đưa ra. Do đó, chỉ khi thỏa mãn 3 yêu cầu tối thiểu mà Vieclamnhamay.vn chia sẻ dưới đây thì hãy tự tin ứng tuyển và bắt đầu dấng thân vào nghề…
- Trình độ ngoại ngữ
Ngoại ngữ được ví như “cần câu cơm” của các phiên dịch viên, là tiêu chuẩn bắt buộc phải có nếu muốn theo nghề. Để hành nghề phiên dịch, bạn phải thành thạo tối đa 2 ngôn ngữ (tính cho cả tiếng mẹ đẻ). Thành thạo ở đây không chỉ là giao tiếp tốt và trôi chảy mà phải vững cả 4 kỹ năng nghe-nói-đọc-viết - vốn từ vựng đa dạng, nhất là từ vựng chuyên ngành - vững ngữ pháp - phản xạ nhanh và linh hoạt trong khi dịch để luôn đảm bảo mang đến bản dịch chuẩn.
Tuy nhiên, nếu bạn chưa đủ tự tin, cho rằng về mặt giao tiếp hay sử dụng vốn từ chưa tốt, phát âm không chuẩn hay thiếu tự tin trước đám đông… hãy tiếp tục rèn luyện để hoàn thiện thay vì “bon chen” với nghề với lý do tự bịa ra là đi làm để trau dồi vốn từ, rèn luyện tính cách. Nghề phiên dịch không thích hợp với suy nghĩ này. Bởi, nếu nền móng chưa vững, bạn sẽ không thể hoàn thành tốt công việc; đôi khi chỉ cần 1 từ/ câu dịch sai cũng có thể làm thay đổi nghĩa của cả một đoạn/ bài, thậm chí thay đổi cục diện của cả cuộc họp hay hội nghị, nghị sự quốc gia, mang lại những hậu quả nghiêm trọng vượt xa sức tưởng tượng của bạn.
- Thái độ và kỹ năng
-
Luôn luôn đúng giờ
-
Có kiến thức về nền văn hóa và con người của các ngôn ngữ phiên dịch
-
Coi trọng đạo đức nghề nghiệp, luôn trung thành với nguyên bản của ngôn ngữ nguồn
-
Vui vẻ, nhiệt tình và cởi mở; công việc phiên dịch không phù hợp với những người hướng nội; tuy nhiên mọi hành động và lời nói đều nên biết dừng lại ở một chừng mực nhất định
-
Tinh tế cả trong cách nói năng, ứng xử và ăn uống
-
Thạo kỹ năng tốc ký, tốc dịch
-
Khắc phục tâm lý sợ từ vựng chuyên môn; nếu gặp từ gì không hiểu, đừng ngần ngại tìm kiếm công cụ hỗ trợ hoặc hỏi đồng nghiệp hay người bản xứ
-
Tập nhạy với nét mặt và ngữ điệu của người khác (thường là diễn giả); kỹ năng này giúp bạn xác định chính xác cảm xúc hiện tại của người nói, nhất là những lúc họ tức giận hay bức xúc, như thế, phiên dịch viên có thể điều chỉnh giọng và âm lượng của mình cho phù hợp
-
Sắp xếp và tổ chức công việc chặt chẽ và khoa học
-
Luôn là người chủ động bắt chuyện với khách hàng hay khách mời, điều này giúp bạn lấy được cảm tình của khách nhiều hơn, tăng cơ hội mở rộng mối quan hệ cả cũ và mới phục vụ tốt hơn cho công việc
-
...
- Ngoại hình
Bạn có thể là người cao - to - mập - lùn, điều đó không quan trọng. Nghề phiên dịch không đòi hỏi nhân sự phải đạt chuẩn người mẫu chân dài hay mặt xinh (nếu có thì càng tốt, bạn sẽ dễ dàng tạo được thiện cảm trong giao tiếp). Điều quan trọng nhất vẫn là sự chỉnh chu trong phong cách ăn mặc của bạn. Bởi bạn có thể đại diện cho hình ảnh của cả diễn giả và đất nước thuộc ngôn ngữ mà bạn phụ trách phiên dịch. Do đó, hãy đảm bảo trang phục phiên dịch lịch sự, nhã nhặn và phù hợp với tính chất buổi dịch. Và:
-
Nếu là nữ: trang điểm nhẹ, đánh chút son, thoa chút phấn để tăng phần xinh đẹp và tràn đầy sức sống thay vì phờ phạc và kém sắc gây mất điểm trong mắt người đối diện – tuyệt đối không ăn mặc hở hang hay rườm rà, sặc sỡ
-
Nếu là nam: tóc tai gọn gàng, quần áo thẳng thớm, thường là quần tây áo sơ mi (có vest hoặc không), không phải quần xà lỏn áo ba lỗ là được.
(Thao khảo thêm thắc mắc về yêu cầu ngoại hình của nghề phiên dịch: Tại đây!)
Ms. Công nhân