Cách tính lương hưu mới nhất và 3 điều cần biết về chế độ hưu trí

15.11.2019 4298 vi.vothanh

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội không chỉ được hưởng những quyền lợi cơ bản lúc ốm đau, thai sản… mà còn có chế độ hưu trí khi về già. Thế nhưng, không phải số tiền này ai cũng nhận được như nhau. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách tính lương hưu mới nhất theo quy định pháp luật.

Lương hưu là một khoản tiền hằng tháng người lao động nhận được sau khi kết thúc quá trình làm việc ở độ tuổi nhất định. Vậy thì, cách tính lương hưu cụ thể dành cho từng đối tượng sẽ như thế nào?

Điều kiện hưởng chế độ hưu trí

Theo luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, quy định chi tiết về điều kiện hưởng lương hưu được thông tin như sau:

1. Điều kiện hưởng lương hưu cơ bản

- Đối với những người làm việc trong điều kiện bình thường, chế độ nghỉ hưu chỉ được tính khi có ít nhất 20 năm tham gia BHXH, và nam phải đủ 60 tuổi, nữ là 55 tuổi. 

- Trường hợp với những người có công việc đặc thù thì điều kiện tuổi nghỉ hưu sẽ được ưu tiên hơn nhưng vẫn phải tham gia đủ 20 năm BHXH:

+ Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: có đủ 15 năm làm việc trở lên, nam (từ 55- 60 tuổi), nữ (từ 50 - 55 tuổi)

+ Công việc khai thác than trong hầm lò: 15 năm làm việc trở lên, nam và nữ đủ 50 tuổi. 

cách tính lương hưu
Công nhân khai thác than trong hầm lò được ưu tiên nghỉ hưu ở tuổi 50
 

+ Người bị nhiễm HIV/AIDS do rủi ro tai nạn nghề nghiệp: Không quy định độ tuổi…

2. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

Trong một số trường hợp vì khả năng sức khỏe giảm sút, nếu đóng BHXH từ đủ 20 năm trở lên, người lao động có thể nghỉ hưu trước tuổi, điều kiện quy định như sau:

cách tính lương hưu
.

3. Điều kiện hưởng lương hưu đối với nữ cán bộ hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở địa phương:

- Thời gian tham gia BHXH: Từ 15 năm đến dưới 20 năm

- Tuổi: 55

4. Điều kiện hưởng lương hưu với sĩ quan, quân nhân, người làm công tác cơ yếu:

cách tính lương hưu
.

Cách tính lương hưu người lao động cần biết

Trường hợp 1: Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu

Căn cứ vào Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lương hưu của người lao động nếu đáp ứng đủ các điều kiện sẽ được tính theo công thức cụ thể như sau:

cách tính lương hưu
Công thức tính lương hưu đối với người đủ tuổi nghỉ hưu

 

➤ Cách xác định mức tiền lương/ thu nhập tháng đóng BHXH

*Trường hợp người lao động nộp BHXH theo lương nhà nước

Mức bình quân tiền lương = Tổng số tiền lương tháng mà người lao động đóng BHXH của (T) năm cuối trước khi nghỉ việc / (T x 12 tháng)

cách tính lương hưu
.

Ví dụ: 1 người tham gia BHXH từ năm 1998, đến ngày 1/1/2018 thì nghỉ hưu. Được biết, mức lương 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu của người đó lần lượt là:

Từ 1/1/2012 - 31/12/2013: Mức lương căn cứ tham gia BHXH là 4.000.000đ/tháng

Từ 1/1/2014 - 31/12/2017: Mức lương căn cứ tham gia BHXH là 5.000.000đ/tháng

Nếu tham gia BHXH trong năm 1998 thì (T) = 6 năm.

(4.000.000 x 2 x 12)  + (5.000.000 x 4 x 12) 

Mbqtl =                        ________________________________               = 4.666.000đ

  (6 x 12) 

*Trường hợp người lao động chỉ làm việc cho doanh nghiệp ngoài nhà nước, thuộc chế độ do người sử dụng lao động quyết định:

Mức bình quân tiền lương = Tổng số tiền lương đóng BHXH : Tổng số tháng đóng BHXH

Ví dụ: Một người có 20 năm tham gia BHXH với tổng số tiền lương đóng BHXH trong suốt thời gian đó là: 900.000.000.đ 

Mức bqtl = 900.000.000 : (20 x 12 tháng) = 3.750.000đ

*Trường hợp NLĐ từng có thời gian làm việc cho cơ quan nhà nước và cả ngoài nhà nước - đóng bảo hiểm theo tiền lương cho NSDLĐ quyết định.

cách tính lương hưu
.

 

➤ Cách xác định tỷ lệ hưởng lương

*Nghỉ hưu trước ngày 1/1/2018: 

- Tỷ lệ hưởng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó, cứ thêm 1 năm thì tính thêm 2% đối với nam, 3% đối với nữ.

Có thể hiểu:

♦ Đối với Nam:

Tỷ lệ hưởng lương hưu là:

Cách tính lương hưu
.

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A làm việc trong điều kiện bình thường cho một công ty tư nhân, đến năm 2017 ông nghỉ hưu. Tổng cộng ông có 20 năm (240 tháng) tham gia BHXH với mức lương để đóng BHXH hàng tháng là 5.000.000đ.

➛Tỷ lệ hưởng lương hưu là: 45% + (20 - 15) x 2% = 55%

➛Mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng BHXH là: (5.000.000 x 240) : 240 = 5.000.000đ

=> Cách tính lương hưu cho ông A = 55% x 5.000.000 = 2.750.000đ/tháng

♦ Đối với Nữ:

- Tỷ lệ hưởng lương hưu được tính theo công thức:

Cách tính lương hưu
.

Ví dụ: Bà B làm việc cho cơ quan nhà nước, bắt đầu tham gia BHXH từ 1/1/1997, đến ngày 1/1/ 2017 nghỉ hưu. 

Với mức lương căn cứ tham gia BHXH liên tục trong 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu là: 

- Từ ngày 1/1/2011 - 31/12/2014: 6.000.000đ 

- Từ ngày 1/1/2015 - 31/12/2016: 7.000.000đ

                               (6.000.000 x 4 x 12) + (7.000.000 x 2 x 12)

Mức bqtl     = ___________________________________       = 6.333.000đ

                                                           6 x 12

➛ Tỷ lệ hưởng lương hưu là = 45% + (20 - 15) x 3% = 60%

=> Lương hưu bà B nhận được là: 60% x 6.333.000 = 3.799.000đ


* Nghỉ hưu từ sau ngày 1/1/2018:

♦ Đối với nam: 

Qua từng năm, tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ có cách tính thay đổi như sau:

Cách tính lương hưu
.

Ví dụ: Ông C làm việc cho doanh nghiệp tư nhân, nghỉ hưu từ năm 2018, có 22 năm tham gia BHXH với mức lương bình quân đóng BHXH trong 22 năm là 6.000.000/tháng.

➛ Tỷ lệ hưởng lương hưu là: 45% + (22 - 16) x 2% = 57%

Mức Bqtl: = 6.000.000đ

=> Lương hưu ông C nhận là: 57% x 6.000.000 = 3.420.000đ/tháng

Tương tự như vậy, cũng với mức lương và tổng số thời gian tham gia BHXH đó, nếu ông C nghỉ hưu vào năm 2019 thì:

➛ Tỷ lệ hưởng lương hưu là: 45% + (22- 17) x 2% = 55%

=> Lương hưu ông C nhận là: 55% x 6.000.000 = 3.300.000đ/tháng

♦ Đối với nữ:

Từ ngày 01/01/2018 trở đi, 15 năm đóng BHXH tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%. Tuy nhiên quy định này khiến cho lao động nữ nghỉ hưu sau ngày 1/1/2018 bị thiệt thòi so với những người đã nghỉ hưu trước năm 2018 do tỉ lệ lương hưu bị giảm từ 3% xuống còn 2%. Vì thế, chính phủ nước ta đã bổ sung mức điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 đến năm 2021 như sau:

Cách tính lương hưu
.

Như vậy, mức lương hưu của lao động nữ nếu nghỉ hưu từ năm 2018 được tính theo công thức như sau:

Mức lương hưu sau điều chỉnh = Mức lương hưu hàng tháng chưa điều chỉnh  + (Mức lương hưu hàng tháng chưa điều chỉnh x Tỷ lệ điều chỉnh)

Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nữ khi chưa điều chỉnh là: 

Cách tính lương hưu
.

Ví dụ: Bà Trần Thị B làm việc cho cơ quan nhà nước, bắt đầu tham gia BHXH từ năm 1994, nghỉ hưu từ ngày 1/1/2018, có thời gian tham gia BHXH là 24 năm với mức bình quân tiền lương tham gia BHXH 5 năm cuối là 7.600.000đ

➛ Tỷ lệ hưởng lương hưu là: 45% + (24 -15) x 2% = 63%

Mức Bqtl: 7.600.000đ

Mức lương hưu nhận hằng tháng khi chưa điều chỉnh 

= 63% x 7.600.000 = 4.788.000đ

Bà B nghỉ hưu từ năm 2018 và có 24 năm tham gia BHXh nên tỷ lệ điều chỉnh của bà là 11.43%

=> Mức lương hưu được nhận chính thức = 4.788.000 + (4.788.000 x 11.43%) = 5.335.300đ

* Đối với lao động nữ nghỉ hưu từ sau ngày 1/1/2018 và đã nhận lương hưu với mức cũ thì sẽ được tiến hành làm hồ sơ để truy lĩnh phần lương hưu chênh lệch tăng thêm giữa mức lương hưu trước và sau khi thực hiện điều chỉnh.


Trường hợp 2: Người lao động nghỉ hưu trước tuổi

Với người nghỉ hưu trước tuổi, cách tính lương hưu cũng tương tự như trên, nhưng cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ trừ đi 2%.

Ví dụ:

Năm 2019, ông A đủ 55 tuổi, suy giảm khả năng lao động 83% và có thời gian đóng BHXH đã đủ 30 năm với mức lương căn cứ hằng tháng là 6.000.000đ/tháng.

Nếu đến tuổi quy định mới về hưu, lương hưu của ông A được tính là:

➛ Tỷ lệ hưởng lương hưu là: 45% + (30 - 17) x 2% = 71%

➛ Mức Bqtl: (6.000.000 x 360 tháng) : 360 tháng = 6.000.000đ

Tuy nhiên, do ông A nghỉ hưu trước tuổi 5 năm, nên tỉ lệ hưởng lương hưu sẽ bị trừ đi: 

5 năm x 2% = 10% 

=> Tổng Tỷ lệ hưởng lương hưu nghỉ trước tuổi của ông A: 71% - 10% = 61%

=> Tiền lương hưu trước tuổi của ông A: 61% x 6.000.000 = 3.660.000đ/tháng

Tương tự như vậy, cách tính lương hưu trước tuổi đối với nữ bạn cũng dựa theo quy định tỷ lệ hưởng lương của lao động nữ và trừ đi 2%.

*Lưu ý: Mức hưởng lương hưu tối đa của người lao động là 75% mức bình quân lương tháng đóng BHXH.


Khi nào người lao động được nhận trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu?

Chế độ trợ cấp 1 lần cho người lao động

- Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì ngoài lương hưu nhận được với mức 75% bình quân tiền lương tham gia BHXH hàng tháng, người lao động còn được hưởng trợ cấp một lần.

- Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng dư bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 lần mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. (tháng lẻ được tính: từ 01- 06 tháng được tính bằng mức hưởng nửa năm; từ 07 - 11 tháng được tính bằng mức hưởng một năm).

Cách tính lương hưu
Ngoài tiền lương hưu hàng tháng, NLĐ còn nhận được trợ cấp 1 lần nếu đủ điều kiện

Cách tính mức trợ cấp 1 lần cho người lao động

Mức trợ cấp 1 lần nhiều hay ít phụ thuộc vào tiền lương bình quân tham gia BHXH và số năm đóng dư. Cụ thể là: 

Mức hưởng trợ cấp 1 lần = 0,5 x Số năm đóng dư x tiền lương bình quân tham gia BHXH

►Trường hợp nghỉ hưu trước ngày 1//1/2018

♦ Lao động Nam: 

- Phải đạt 30 năm đóng BHXH thì mới được hưởng lương hưu với tỷ lệ cao nhất là 75%.

Ví dụ:

Ông A làm việc cho công ty tư nhân, nghỉ hưu năm 2016, mức lương bình quân đóng BHXH trong vòng 34 năm của ông là 5.000.000đ. 

➛ Tỷ lệ lương hưu: 45% + (34 - 15) x 2% = 83% (cao hơn mức quy định để được hưởng mức lương hưu tối đa là “75%” mức bình quân tháng đóng BHXH)

=> Tiền lương hưu ông nhận được là: 75% x 5.000.000đ = 3.750.000đ

Ngoài ra, Ông A còn nhận được trợ cấp 1 lần nghỉ hưu là:

(34 - 30) x 0.5 x 5.000.000= 10.000.000đ

♦ Lao động Nữ: 

- Phải đạt 25 năm đóng BHXH thì mới được hưởng lương hưu với tỷ lệ cao nhất là 75%.

Ví dụ: Bà C làm việc cho cơ quan nhà nước, tham gia đóng BHXH từ năm 1990, nghỉ hưu năm 2017. Được biết, mức lương bình quân đóng BHXH trong 5 năm cuối của bà là 9.400.000đ

➛ Tỷ lệ lương hưu: 45% + (27 - 15) x 3% = 81% (cao hơn mức quy định “75%”).

Ngoài tiền lương hưu tương ứng với 75% tiền lương đóng BHXH hằng tháng, Bà C còn nhận được trợ cấp 1 lần nghỉ hưu là:

(27 - 25) x 0.5 x 9.400.000 = 9.400.000đ

►Trường hợp nghỉ hưu từ ngày 1/1/2018

Từ ngày 1/1/2018, Luật Bảo hiểm xã hội tăng điều kiện hưởng lương hưu ở mức 75% như sau: 

♦ Lao động nam:

- Phải đạt 31 năm đóng bảo hiểm xã hội thì mới được hưởng lương hưu với tỷ lệ cao nhất là 75% và có lộ trình tăng dần đến năm 2022 phải tham gia bảo hiểm xã hội đủ 35 năm mới được hưởng lương hưu với tỷ lệ 75%.

Tức là:

Thời gian nghỉ hưu Số năm tham gia BHXH để hưởng mức 75%
Từ 2018 Đạt 31 năm 
Từ 2019 Đạt 32 năm
Từ 2020 Đạt 33 năm
Từ 2021 Đạt 34 năm
Từ 2022 Đạt 35 năm

Ví dụ:

Ông A nghỉ hưu từ năm 2018, có đủ 33 năm tham gia BHXH với mức lương bình quân hàng tháng đóng BHXH trong 33 năm là 4.000.000đ. 

➛ Tỷ lệ hưởng lương hưu: 45% + (33- 16) x 2% = 79%, cao hơn mức quy định “75%”, trợ cấp 1 lần của ông A là:

(33 năm - 31 năm) x 0.5 x 4.000.000 =  4.000.000đ.

♦ Lao động nữ

- Từ năm 2018, lao động nữ phải đạt 30 năm tham gia BHXH thì mới được hưởng tỷ lệ cao nhất là 75%.

Ví dụ: Bà C nghỉ hưu năm 2018, bà có 35 năm tham gia BHXH với mức bình quân tiền lương căn cứ đóng BHXH trong 35 năm là 9.500.000đ/tháng.

➛ Tỷ lệ hưởng lương hưu: 45% + (35 - 15) x 2 = 85% cao hơn mức quy định “75%” nên bà C sẽ được nhận mức trợ cấp 1 lần là: 

(35 năm - 30 năm) x 0.5 x 9.500.000đ = 23.750.000đ

Bắt đầu từ tháng 12/2018, người lao động có thể nhận tiền lương hưu, trợ cấp BHXH thông qua thẻ ATM cá nhân thay vì lãnh tiền thực tại bưu điện, cơ quan hành chính xã, huyện... như trước đây. Điều này rất thuận tiện cho người cao tuổi không đủ khả năng di chuyển nhiều. Vì vậy, khi làm thủ tục nhận lương hưu, người lao động có thể tham khảo thêm thông tin để quá trình nhận tiền hàng tháng của mình trở nên dễ dàng hơn.

Trên đây là những thông tin cơ bản về cách tính lương hưu cụ thể nhất mà NLĐ cần biết để đảm bảo quyền lợi. Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp đặc biệt, pháp luật quy định nhiều điều khoản khác nhau, bạn cần tìm hiểu sâu hơn để số tiền thực nhận đúng với quá trình tham gia BHXH của mình. 

Bài viết liên quan: Bảo hiểm xã hội là gì? Cách tra cứu BHXH trực tuyến người lao động cần biết​

Vũ Vi

4.2 (32 đánh giá)
Cách tính lương hưu mới nhất và 3 điều cần biết về chế độ hưu trí Cách tính lương hưu mới nhất và 3 điều cần biết về chế độ hưu trí

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Đối mặt với sự đổi mới liên tục trong công nghệ và sự gia tăng không ngừng về nhu cầu ô tô thông minh và bền vững, nguồn nhân lực trong ngành này đang...

12.04.2024 113

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

30/4 - 1/5 là 1 trong 3 dịp lễ dài ngày có thể có trong năm. Thế nên, nhiều lao động cực kỳ quan tâm đến lịch nghỉ lễ dịp này để lên kế hoạch làm việc...

10.04.2024 264

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Khi được hỏi 1 ngày của anh trôi qua thế nào, anh Thanh, công nhân giày da cho hay chỉ quẩn quanh 3 chuyện: ăn - ngủ - đi làm. “Một phần vì mệt, phần...

09.04.2024 109

Đặc biệt lưu ý 7 vấn đề này trước khi phản hồi Job Offer

Đặc biệt lưu ý 7 vấn đề này trước khi phản hồi Job Offer

Vui sướng và trả lời ngay Job Offer từ nhà tuyển dụng được cho là phản xạ tự nhiên và đầu tiên của hầu hết người tìm việc. Tuy nhiên, hành động này có...

04.04.2024 77