Chia sẻ kinh nghiệm cho Phiên dịch viên tự do mới vào nghề

04.01.2019 3343 hongthuy95

Là một Phiên dịch viên tự do mới vào nghề, bạn chắc chắn sẽ gặp không ít những khó khăn từ tìm kiếm khách hàng đến sắp xếp và ổn định công việc… Khi đó, nếu không khẳng định được thương hiệu và uy tín của bản thân, sẽ rất khó để bạn trụ vững với nghề. Để thuận lợi hơn trong công việc, Vieclamnhamay.vn xin chia sẻ đến bạn kinh nghiệm cho phiên dịch viên tự do mới vào nghề để bạn tham khảo và áp dụng nếu cần

chia sẻ kinh nghiệm cho phiên dịch viên tự do mới vào nghề
PDV tự do mới vào nghề làm gì để thành công?

Nên bắt đầu hành nghề Phiên dịch viên tự do khi nào?

Sẽ không có quy định hay giới hạn nào cho việc bạn tốt nghiệp một trường đào tạo nghề phiên dịch hay sở hữu tấm bằng cử nhân Ngôn ngữ và bắt đầu ngay với công việc của một Phiên dịch viên tự do. Tuy nhiên, như Tuyencongnhan.vn đã từng chia sẻ ở bài viết trước đó, một tân binh vào nghề thường sẽ phân vân nên chọn làm phiên dịch viên tự do hay xin vào một công ty cụ thể? với những ưu - khuyết điểm nhìn thấy ở mỗi sự lựa chọn. Do đó, để đảm bảo sự lựa chọn của mình (trở thành phiên dịch viên tự do) là đúng đắng và thành công, hãy tham khảo lộ trình chi tiết qua bài viết làm thế nào để trở thành phiên dịch viên tự do thành công?

Kinh nghiệm cho Phiên dịch viên tự do mới vào nghề

Sau khi cảm thấy bản thân đủ khả năng - kinh nghiệm - các mối quan hệ để có thể chuyển qua hoạt động tự do, phiên dịch viên hoàn toàn tự tin bắt đầu công việc ở một vị trí, vai trò và môi trường làm việc mới. Tuy nhiên, để làm việc thuận lợi và thành công, đừng bỏ qua một số kinh nghiệm hữu ích được các Phiên dịch viên đi trước chia sẻ lại:

- Khi muốn mở rộng khả năng dịch thuật

Sự thật là dù bạn không có chứng chỉ dịch thuật về Luật hay Kinh tế, Tài chính thì điều đó cũng không ngăn cản được việc bạn đi sâu vào lĩnh vực đó để tìm hiểu rồi đảm nhận vai trò phiên dịch liên quan. Bởi chất lượng của kết quả công việc mới là vấn đề tiên quyết. Nếu thực sự muốn mở rộng khả năng dịch thuật của bản thân, hãy bắt đầu làm quen và ghi nhớ những thuật ngữ chuyên ngành một cách chi tiết nhất rồi tập dịch thử những đoạn video liên quan, sau đó dịch thử trước khách hàng để họ đánh giá và xem xét việc hợp tác với bạn hay không. Ngoài ra, tham gia làm cộng tác viên cho các tổ chức, doanh nghiệp, công ty dịch thuật cũng là cách để bạn làm quen nhanh nhất, hiệu quả nhất với nhiều hơn một lĩnh vực chuyên ngành, loại hình phiên dịch mà bạn hiện có.

Tuy nhiên, một điều quan trọng cần tuân thủ đó là Không nên nhận những dự án mà bạn không chuyên hoặc vượt quá khả năng đáp ứng yêu cầu phiên dịch của bạn. Chỉ cần thành thật với khách hàng về sự chưa phù hợp và lịch sự, khéo léo từ chối dự án đó thì không những không bị khách đánh giá thấp về năng lực mà còn chứng tỏ sự chuyên nghiệp và cái tâm trong nghề của bạn, từ đó gia tăng sự tin tưởng về bạn. Chỉ nhận các dự án bản thân thật sự tự tin và chắc chắn.

chia sẻ kinh nghiệm cho phiên dịch viên tự do mới vào nghề
Trau dồi vốn từ vựng chuyên ngành nếu muốn mở rộng khả năng dịch thuật

- Đừng bỏ qua cơ hội được đặt câu hỏi với khách hàng

Sẽ không có ai ngoài bạn chịu trách nhiệm về chất lượng bản dịch; cũng sẽ không có ai là đồng nghiệp hay cấp trên có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn hơn để bạn tham khảo ý kiến và đề nghị giúp đỡ. Là một phiên dịch viên tự do, bạn phải “tự lực cánh sinh” trong mọi tình huống. Do đó, trước bất kỳ một buổi dịch nào, khi được trao đổi trực tiếp với khách hàng, đừng ngần ngại hỏi hết những thắc mắc về nội dung, ý đồ hay động cơ của bản/ buổi dịch; như thế, bạn sẽ nắm được gần như chính xác cái nhìn toàn diện về buổi dịch chính thức để làm rõ yêu cầu của khách hàng và truyền tải những gì khách hàng muốn đến người nghe thông qua việc chuyển nghĩa; thay vì phải đoán mò xem khách muốn gì hay cần gì.

Sai lầm của rất nhiều phiên dịch viên tự do mới vào nghề là cố gắng gây ấn tượng với khách hàng và không đặt câu hỏi về những thắc mắc của bản thân hay yêu cầu của khách về những vấn đề liên quan đến buổi dịch. Việc này có thể khiến bạn gặp rắc rối khi trong buổi phiên dịch chính thức, bản dịch hay tác phong làm việc của bạn không đáp ứng mong muốn từ phía khách hàng.

- Luôn tôn trọng nguyên bản từ ngôn ngữ gốc

Tuyencongnhan.vn đã nhấn mạnh rất nhiều lần về đạo đức nghề nghiệp khi phiên dịch, nhất là trong những hoàn cảnh nhạy cảm như phiên dịch phiên tòa, phiên dịch y tế hay phiên dịch cho nguyên thủ quốc gia… Việc sử dụng sai từ hay làm sai đi sắc thái biểu cảm, ý đồ chuyển tải của ngôn ngữ nguồn có thể khiến bản dịch trở thành nguyên nhân dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, là một phiên dịch viên, bạn phải dịch được ý nghĩa của từ ngữ, chuyển nghĩa sao cho thật hợp lý, trau chuốt và dễ hiểu chứ không đơn thuần là dịch nghĩa của từ (word-by-word). Nhờ người bản địa hay những phiên dịch viên đi trước có kinh nghiệm nghe qua và cho góp ý khi tập luyện cũng là cách hay để lời dịch của bạn được tự nhiên và trôi chảy nhất.

chia sẻ kinh nghiệm cho phiên dịch viên tự do mới vào nghề
Nhờ người bản địa hay PDV đi trước cho góp ý về lời dịch để đảm bảo có bản dịch chuẩn

- Một số lưu ý cần thiết khác

+ Luôn bình tĩnh trước mọi sự cố, tình huống bất ngờ

+ Hãy quên đi bản thân mình là ai và đóng tròn vai của một người phiên dịch làm nhiệm vụ chuyển đổi ngôn ngữ, giúp xóa bỏ bất đồng ngôn ngữ giúp mọi người hiểu nhau hơn

+ Nhập tâm vào câu nói của diễn giả và tưởng tượng những gì được nghe để lời dịch được chuẩn xác với thái độ và biểu cảm phù hợp nhất

+ Kiểm soát giọng nói và cách truyền đạt để người nghe không nhận thấy sự căng thẳng của bạn

+ Trao đổi với diễn giả vào giờ giải lao nếu họ nói quá nhanh, quá nhỏ hoặc chất giọng quá khó nghe

+ Cần hoàn toàn tập trung vào công việc cho đến khi buổi dịch kết thúc. Sau buổi dịch, đừng quên thăm dò đánh giá của khách hàng về chất lượng bản dịch vừa hoàn thành

Hãy bắt đầu tìm việc phiên dịch ngay hôm nay để làm quen với môi trường làm việc và học hỏi kinh nghiệm dịch thuật chuyên nghiệp - tích lũy kiến thức và kỹ năng vững chắc - tự tin bước chân vào con đường hành nghề phiên dịch viên tự do chuyên nghiệp trong tương lai.

Vieclamnhamay.vn chúc bạn thành công với sự lựa chọn của mình!

Ms. Công nhân

4.5 (65 đánh giá)
Chia sẻ kinh nghiệm cho Phiên dịch viên tự do mới vào nghề Chia sẻ kinh nghiệm cho Phiên dịch viên tự do mới vào nghề

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đôi ba ước mong của chị em chúng mình với 1 nửa thương yêu

Đôi ba ước mong của chị em chúng mình với 1 nửa thương yêu

Người ta hay nói “thương thay phận má hồng”, ý bảo số phụ nữ khổ cực hơn đàn ông. Bỏ qua những chị em cá tính, mạnh mẽ, chị em chúng tôi dành nhiều sự...

04.03.2025 888

Làm công nhân ổn định mà, sao phải tự ti?

Làm công nhân ổn định mà, sao phải tự ti?

“Làm công nhân thì đã sao? Công nhân mà lương cả chục triệu một tháng thì hơn cả khối việc văn phòng. Tôi làm công nhân, nghề da giày, tuần nghỉ 1 ngà...

04.03.2025 800

Vì Phụ nữ là để YÊU THƯƠNG!!!

Vì Phụ nữ là để YÊU THƯƠNG!!!

Được ưu ái gọi là “phái yếu”, “phái đẹp” là thế nhưng không ít chị em phụ nữ đang phải gồng gánh cuộc sống với áp lực cơm áo gạo tiền mỗi ngày. Họ bươ...

04.03.2025 1026

Kiếm thêm tiền triệu mỗi ngày với nghề môi giới việc làm cho công nhân

Kiếm thêm tiền triệu mỗi ngày với nghề môi giới việc làm cho công nhân

Khi nhà máy mọc lên ngày càng nhiều, các doanh nghiệp quy mô xuất hiện ngày càng đông thì nhu cầu nhân lực sẽ ngày càng lớn, nhất là nhóm LĐPT. Bắt nh...

26.02.2025 280