Chu kỳ sản xuất là gì? Tất tần tật thông tin cần biết về chu kỳ sản xuất

28.12.2022 7169 doantrangbc

Chu kỳ sản xuất là chỉ tiêu mà hầu hết các doanh nghiệp cần phải thiết lập. Vậy bạn có biết chu kỳ sản xuất là gì? Ý nghĩa của nó đối với doanh nghiệp ra sao? Làm cách nào để rút ngắn chu kỳ sản xuất? Tất cả sẽ được Vieclamnhamay.vn giải đáp ngay sau đây.

chu kỳ sản xuất là gì

Chu kỳ sản xuất được tính toán, xây dựng nhằm mục đích cuối cùng là tạo nên thành phẩm hợp lý để chế biến hoặc tiêu thụ, mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.

Chu kỳ sản xuất là gì?

Chu kỳ sản xuất (Production cycle) là tất cả những hoạt động liên quan diễn ra trong quá trình sản xuất, được tính  từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất cho đến khi chế tạo xong, kiểm tra và nhập kho thành phẩm. Chu kỳ sản xuất có thể tính cho từng chi tiết, bộ phận sản phẩm, hay sản phẩm hoàn chỉnh, gồm cả thời gian nghỉ theo chế độ và thời gian trong sản xuất.

Nội dung của chu kỳ sản xuất trong doanh nghiệp bao gồm: thời gian vận chuyển; thời gian hoàn thành các công việc trong quá trình công nghệ; thời gian kiểm tra kĩ thuật; thời gian các sản phẩm dở dang dừng lại tại các nơi làm việc hoặc trong những ca không có sản xuất, Ngoài ra chu kỳ sản xuất còn bao gồm cả thời gian của các quá trình tự nhiên. 

Từ những nội dung trên doanh nghiệp có thể tính chu kỳ sản xuất theo công thức như sau:

chu kỳ sản xuất là gì

Ý nghĩa của chu kỳ sản xuất

Chu kỳ sản xuất là một chỉ tiêu quan trọng đối với tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 

- Chu kỳ sản xuất là cơ sở giúp doanh nghiệp dự tính thời gian thực hiện các đơn hàng, lập kế hoạch tiến độ phù hợp.

- Chu kỳ sản xuất là tiêu chí thể hiện được trình độ tổ chức sản xuất, trình độ kỹ thuật. Máy móc thiết bị càng sử dụng hiệu quả thì chu kỳ sản xuất càng ngắn, càng tối ưu.

- Chu kỳ sản xuất ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong khâu sản xuất.

Các giai đoạn của chu kỳ sản xuất

Chu kỳ sản xuất được chia ra thành 5 giai đoạn, trong đó mỗi giai đoạn sẽ bao gồm nhiều hoạt động của các bộ phận khác nhau, nhằm mục đích hoàn thiện từng giai đoạn công việc theo chức năng và nhiệm vụ của mình. 

- Giai đoạn 1: Thiết kế sản phẩm

Trong giai đoạn này, bộ phận kỹ thuật thiết kế sẽ tiến hành quy trình riêng của mình để phát triển các thiết kế của sản phẩm phù hợp với chi phí, xu hướng thị trường và thu về lợi nhuận tốt nhất.

Cùng với đó bộ phận kế toán tiếp nhận các yêu cầu liên quan đến chi phí sản phẩm. Các đặc trưng trong thiết kế, vận hành của sản phẩm sẽ được bên marketing nắm rõ để chuẩn bị cho quảng bá, tiếp thị sản phẩm.

- Giai đoạn 2: Xây dựng bảng kê nguyên vật liệu

Sau khi hoàn thiện giai đoạn thiết kế, bộ phận kỹ thuật thiết kế sẽ tạo lập bảng kê nguyên vật liệu chi tiết để tạo thành sản phẩm. Kết hợp cùng bộ phận kỹ thuật sản xuất/ hàng mẫu để sản xuất thử nghiệm với số lượng ít nhằm xác định mức độ chính xác của bảng nguyên  vật liệu, thời gian cho mỗi công đoạn, số lượng nhân công cần thiết . 

- Giai đoạn 3: Phát triển dự báo bán hàng

Bộ phận marketing/bán hàng sẽ xây dựng phương án tiêu thụ sản phẩm, từ đó đưa ra số lượng sản phẩm cần sản xuất, thời gian bắt đầu mỗi lô sản phẩm. Dựa vào phương án tiêu thụ bộ phận thu mua cũng sẽ xác định được yêu cầu về nguyên vật liệu cần cung cấp. 

-  Giai đoạn 3: Sản xuất hàng hóa

Trong giai đoạn này, bộ phận kế hoạch sản xuất đưa ra kế hoạch cụ thể  được xây dựng dựa trên những tính toán về nguyên vật liệu, nhân công, chi phí, cùng những lần sản xuất thử nghiệm đã thực hiện. Từ kế hoạch đó bộ phận quản lý sản xuất sẽ tiến hành cho công nhân từng công đoạn thực hiện sản xuất theo yêu cầu. Hàng hóa sau khi hoàn thành có thể lưu trữ trong kho hoặc vận chuyển trực tiếp tới khách hàng.

Xem thêm: Mô tả công việc và mức lương Quản lý sản xuất trong nhà máy 

- Giai đoạn 5: Tổng hợp chi phí

Cuối cùng sau khi toàn bộ 4 giai đoạn trên được hoàn thiện, bộ phận kế toán sẽ tiến hành lập bảng tổng hợp chi phí theo từng lô sản phẩm, báo cáo cho Giám đốc và các cấp quản lý liên quan. Giai đoạn này giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về chi phí cho toàn bộ chi phí trong chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp mình, từ đó đưa ra những giải pháp, cải tiến phù hợp theo từng công đoạn, đồng thời phân bổ chi phí từng sản phẩm hợp lý hơn.

chu kỳ sản xuất là gì

Làm sao để rút ngắn chu kỳ sản xuất

Trong mỗi doanh nghiệp, Chu kỳ sản xuất chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau. Song có thể phân các yếu tố đó thành hai nhóm cơ bản: Nhóm các yếu tố thuộc về kỹ thuật sản xuất và nhóm các yếu tố thuộc về trình độ tổ chức sản xuất. Do đó, để rút ngắn chu kỳ sản xuất sẽ nhằm vào hai hướng này. 

+ Một là, cải tiến kỹ thuật, công nghệ sử dụng trong sản xuất nhằm tối ưu cho từng công đoạn, quy trình tạo ra sản phẩm. Thay thế quá trình tự nhiên bằng các quá trình nhân tạo có thời gian ngắn hơn.

+ Hai là, nâng cao trình độ tổ chức sản xuất như nâng cao trình độ chuyên môn, hợp tác hóa, áp dụng các phương án sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị định kỳ giúp doanh nghiệp hạn chế thời gian gián đoạn do sự cố, tăng cường chất lượng công tác lập tiến độ, kiểm soát sản xuất.

Trên đây là tất tần tật về chu kỳ sản xuất và những thông tin liên quan, bài viết này hy vọng sẽ mang lại kiến thức hữu ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi.

Ms. Công nhân (Tổng hợp)

Lịch trình sản xuất là gì? Hướng dẫn cách lập lịch trình sản xuất hiệu quả 

4.9 (999 đánh giá)
Chu kỳ sản xuất là gì? Tất tần tật thông tin cần biết về chu kỳ sản xuất Chu kỳ sản xuất là gì? Tất tần tật thông tin cần biết về chu kỳ sản xuất

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Lưu ngay 6 bước quy trình kiểm tra bảo dưỡng hệ thống an ninh cho nhà máy, xí nghiệp!

Lưu ngay 6 bước quy trình kiểm tra bảo dưỡng hệ thống an ninh cho nhà máy,...

An ninh trong môi trường sản xuất không chỉ đảm bảo sự an toàn cho nhân viên mà còn bảo vệ thiết bị và tài sản của doanh nghiệp. Việc kiểm tra và bảo...

25.01.2024 85

Đào tạo ngay 7 bước kỹ thuật xử lý sự cố cháy hiệu quả cho bảo vệ nhà máy

Đào tạo ngay 7 bước kỹ thuật xử lý sự cố cháy hiệu quả cho bảo vệ nhà máy

Trong môi trường công nghiệp, an toàn là ưu tiên hàng đầu, và khả năng xử lý sự cố cháy là một kỹ năng quan trọng. Việc đào tạo nhân viên kỹ thuật xử...

25.01.2024 123

Điểm danh 5 loại hệ thống phòng cháy và chữa cháy trong nhà máy được ưa chuộng nhất hiện nay!

Điểm danh 5 loại hệ thống phòng cháy và chữa cháy trong nhà máy được ưa chu...

Tình hình thực tế những năm gần đây, hỏa hoạn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ đâu. Có lẽ vì vậy, hệ thống phòng cháy và chữa cháy (PCCC) đóng...

25.01.2024 76

5 lợi thế của doanh nghiệp khi chọn hệ thống bảo vệ và giám sát trong nhà máy

5 lợi thế của doanh nghiệp khi chọn hệ thống bảo vệ và giám sát trong nhà m...

Lựa chọn đúng hệ thống bảo vệ và giám sát trong nhà máy là một chiến lược quan trọng đối với sự an toàn và hiệu quả của doanh nghiệp. Những hệ thống n...

25.01.2024 82