Mô tả công việc và mức lương Quản lý sản xuất trong nhà máy

21.11.2022 21698 bientap

Một nhà máy muốn vận hành hiệu quả, trơn tru không chỉ cần tinh thần lao động nhiệt tình của công nhân mà còn cần đến khả năng sắp xếp, điều phối công việc của người Quản lý sản xuất. Vậy bạn có biết công việc cụ thể của một Quản lý sản xuất gồm những gì? Mức lương của vị trí này hiện nay là bao nhiêu? Hãy tìm hiểu cùng Vieclamnhamay.vn.

bản mô tả công việc quản lý sản xuất

►​ Quản lý sản xuất là ai?

Đúng như tên gọi của mình quản lý sản xuất là những người làm công tác quản lý về các vấn đề trong sản xuất hàng hóa của một doanh nghiệp. Cụ thể người làm công việc quản lý sản xuất sẽ tham gia trực tiếp vào khâu lập kế hoạch, giám sát tiến độ sản xuất để đảm bảo cung cấp hàng hóa đúng thời hạn, số lượng và chất lượng theo kế hoạch đề ra.

Quản lý sản xuất đóng vai trò quan trọng đối với sự vận hành và phát triển của doanh nghiệp, nhà máy, công tác quản lý sản xuất hiệu quả giúp tối ưu các nguồn lực sẵn có trong khu vực nhà máy, đảm bảo mọi hoạt động luôn diễn ra trơn tru, đúng kế hoạch.

Xem thêm: Trưởng ca sản xuất là gì? 5+ điều hấp dẫn chỉ có ở nghề 

► Mô tả công việc quản lý sản xuất

Nhiệm vụ chính Công việc cụ thể
Lập và triển khai kế hoạch sản xuất
  • Làm việc trực tiếp với khách hàng để thỏa thuận và chốt ngân sách, khung thời gian sản xuất và các tiêu chuẩn quản lý chất lượng.
  • Thực hiện việc lập kế hoạch, lịch trình sản xuất hàng tháng và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ sản xuất.
  • Đảm bảo hàng hóa được sản xuất đúng tiến độ, đạt tiêu chuẩn về chất lượng và nằm trong ngân sách cho phép.
  • Chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực cần thiết để các tổ thực hiện kế hoạch sản xuất.
Kiểm soát hoạt động sản xuất
  • Phân công công việc cho các giám sát sản xuất.
  • Thường xuyên giám sát quá trình sản xuất, quá trình làm việc của công nhân, tổ trưởng chuyền… đảm bảo nguyên liệu được sử dụng hợp lý, sản phẩm được thao tác đúng quy trình…
  • Kịp thời phát hiện những sản phẩm bị lỗi, xác định nguyên nhân và tìm biện pháp xử lý nhanh chóng.
  • Sắp xếp nhân sự phù hợp với năng lực của từng ca làm việc.

Bạn muốn xem thêm: Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của Phó giám đốc sản xuất trong nhà máy

Quản lý máy móc, thiết bị của nhà máy
  • Tổ chức thực hiện việc sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ hệ thống máy móc, thiết bị của nhà máy.
  • Lập kế hoạch mua sắm máy móc, thiết bị mới phục vụ nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp và trình cấp trên phê duyệt.
  • Tổ chức bàn giao kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng máy móc mới cho nhân viên kỹ thuật, công nhân nhà máy.
Tuyển dụng, đào tạo nhân sự
  • Căn cứ vào tình hình sản xuất thực tế, phối hợp với bộ phận liên quan tuyển dụng nhân sự phục vụ hoạt động sản xuất của nhà máy.
  • Tham gia vào quá trình phỏng vấn, tuyển dụng nhân sự mới đảm bảo đáp ứng được yêu cầu công việc.
  • Lập và triển khai thực hiện các kế hoạch đào tạo nhân sự mới, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho những nhân viên có tiềm năng đảm bảo có đủ nguồn lực nhân sự cần thiết để thực hiện các kế hoạch sản xuất.
Các công việc khác
  • Tổ chức triển khai thực hiện nội quy, công tác 5S, quản lý lao động, tài sản… của nhà máy.
  • Phối hợp bộ phận liên quan lập và điều chỉnh quy trình sản xuất đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Đánh giá kết quả làm việc của các tổ sản xuất và đề nghị khen thưởng với những tổ sản xuất, công nhân có thành tích làm việc tốt.
  • Đóng vai trò thông tin từ cấp trên đến các ca sản xuất.
  • Làm các báo cáo công việc theo quy định và tham gia đầy đủ các cuộc họp có liên quan đến vai trò của Quản lý sản xuất.
  • Thực hiện các công việc khác khi được Giám đốc sản xuất, Tổng giám đốc nhà máy giao phó.​

Bỏ túi 6 điều ít ai biết về nghề quản đốc sản xuất nhà máy 

► Mức lương Quản lý sản xuất hiện nay

Theo số liệu ghi nhận của Vieclamnhamay.vn, mức lương Quản lý sản xuất hiện dao động trong khoảng 12 – 20 triệu đồng/tháng, tùy theo năng lực, kinh nghiệm của ứng viên và quy mô của doanh nghiệp. 

bản mô tả công việc quản lý sản xuất
Ứng viên có thể tìm thấy nhiều tin tuyển dụng quản lý sản xuất tại Vieclamnhamay.vn

 

Các đơn vị tuyển dụng thường yêu cầu ứng viên cần có ít nhất 1 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương, có khả năng sắp xếp – quản lý công việc, có kỹ năng xử lý sự cố, thành thạo tin học văn phòng…nhiều doanh nghiệp yêu cầu ứng viên sử dụng tốt tiếng Anh hoặc Trung, Nhật, Hàn… 

Đây là một công việc có mức lương hấp dẫn tuy nhiên cũng đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và khả năng chịu áp lực cao, để làm tốt công việc của mình cũng như phát triển hơn trong nghề nghiệp bạn cần cố gắng học hỏi, trau dồi kỹ năng, rèn luyện ngoại ngữ…

Xem thêm: 5S là gì? Những điều cần biết về 5S

Ms.Công nhân

Xem tất cả
4.2 (812 đánh giá)
Mô tả công việc và mức lương Quản lý sản xuất trong nhà máy Mô tả công việc và mức lương Quản lý sản xuất trong nhà máy

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chi tiết danh mục dụng cụ nghề may: Mô tả - Sử dụng - Bảo quản

Chi tiết danh mục dụng cụ nghề may: Mô tả - Sử dụng - Bảo quản

Nhiều bạn trẻ dự định bắt đầu công việc với nghề may nhưng hoang mang chưa biết sẽ làm việc với những công cụ, dụng cụ nào – cách sử dụng và bảo quản...

04.11.2024 363

[Hay và Hiếm] Tải ngay Tài liệu An toàn lao động ngành giày da

[Hay và Hiếm] Tải ngay Tài liệu An toàn lao động ngành giày da

Mọi lĩnh vực, ngành nghề tổ chức sản xuất, kinh doanh đều yêu cầu đảm bảo an toàn lao động. Ngành giày da với nhu cầu nhân sự cao, số lượng người lao...

28.10.2024 221

Liệt kê danh mục nguyên phụ liệu và hóa chất ngành giày da

Liệt kê danh mục nguyên phụ liệu và hóa chất ngành giày da

Nếu nguyên phụ liệu ngành may là tập hợp vải cùng các phụ kiện khác làm nên sản phẩm hàng may mặc hoàn chỉnh thì nguyên phụ liệu ngành giày da sẽ gồm...

23.10.2024 830

Ghi nhớ 08 Tiêu chuẩn An toàn lao động trong nhà xưởng

Ghi nhớ 08 Tiêu chuẩn An toàn lao động trong nhà xưởng

An toàn lao động là quy định hàng đầu buộc doanh nghiệp lẫn người lao động phải tuân thủ để đảm bảo môi trường làm việc an toàn và thân thiện, góp phầ...

23.10.2024 458