Công nhân ngao ngán với thời gian thử việc quá dài

02.08.2016 2949 dothidiuhd

Pháp luật lao động đã quy định rõ về thời gian thử việc đối với từng loại công việc, thế nhưng mà hiện nay các doanh nghiệp (DN) lại áp dụng tùy tiện các quy định, cá biệt, có công nhân (CN) là lao động phổ thông, DN lại cho thử việc đến… 3 tháng!

Công nhân bị thử việc tới tận… 3 tháng!

Mới đây, một chủ doanh nghiệp ở quận Tân Phú, TP.HCM khi tiến hành chia sẻ về các chính sách pháp luật dành cho những người lao động (NLĐ) đã vô tư cho rằng, ở Công ty của ông, CN sau khi được tuyển dụng vào, sau đó sẽ được xếp loại trình độ, loại tay nghề, qua 3 tháng thử việc sẽ được ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) một cách chính thức, đóng BHXH một cách đầy đủ. Tôi ngạc nhiên hỏi lại vị giám đốc: Trình độ của CN như thế nào mà lại thử việc đến 3 tháng? Vị này cũng cho hay: Đó là những người lao động phổ thông, chưa được qua đào tạo nghề. Công ty sẽ đào tạo nghề cho họ và trong quá trình đó, Công ty cũng sẽ ký hợp đồng thử việc. Nếu như Công ty nhận thấy CN làm việc không tốt và người lao động thấy Công ty không hợp với chính mình thì hai bên sẽ được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc”. Theo như chia sẻ của ông, trường hợp chấm dứt HĐ thử việc là khá hiếm vì công việc đơn giản nên hầu hết tất cả NLĐ đều thử việc đủ 3 tháng, sau đó thì Công ty và NLĐ giao kết HĐLĐ, Công ty tham gia đầy đủ các quyền lợi về BHXH cho các CN.

Về thời gian thử việc đối với những người NLĐ, ông Trần Văn Triều - Giám đốc của Trung tâm Tư vấn pháp luật công đoàn (LĐLĐ TP.HCM) - cho rằng, Điều 27 Bộ luật Lao động 2012 về thời gian thử việc đã quy định rất rõ, thử việc không được quá 60 ngày đối với công việc có các chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; Không được quá 30 ngày đối với công việc có các chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, là công nhân kỹ thuật, là nhân viên nghiệp vụ; Không được quá 6 ngày làm việc đối với các công việc khác.

“Nếu như CN là lao động phổ thông thì Công ty thử việc không quá 6 ngày làm việc, thử việc đến 3 tháng chính là xâm phạm quyền lợi của NLĐ. Trường hợp Công ty có đào tạo nghề cho NLĐ thì cần tuân thủ theo Điều 61 Bộ luật Lao động 2012 quy định về việc học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động. Trong trường hợp này, DN không có trách nhiệm tham gia BHXH cho các đối tượng này. Tuy nhiên, hai bên cần phải ký HĐ đào tạo nghề chứ không phải là HĐ thử việc. Việc giao kết sai HĐ cũng sẽ dẫn đến rắc rối khi có tranh chấp”, ông Trần Văn Triều đã nói.

Bao giờ cho hết… thử việc!

“Bao giờ cho hết… thử việc” chính là câu hỏi mà chị Nguyễn Thị Tiến, làm việc tại Công ty Tuấn Minh (huyện Bình Chánh, TP.HCM) khi mà chị đã 3 lần được Công ty thử việc nhưng mà không ký HĐLĐ. Chị Tiếnđã tốt nghiệp cao đẳng, chuyên ngành kế toán. Chị đã xin vào làm việc tại Công ty Tuấn Minh đầu năm 2016, Công ty ký HĐ thử việc với chị là 2 tháng, chị đã được nhận 85% lương và không được tham gia đóng BHXH. Sau 2 tháng thử việc, phòng nhân sự thông báo là chị chưa đáp ứng được yêu cầu nên Công ty ký tiếp HĐ thử việc với chị lần thứ 2, và cứ như vậy, đến nay chị Tiến vẫn đang làm việc với HĐ thử việc lần thứ 3 mà vẫn chưa được Công ty ký HĐLĐ chính thức khiến cho chị hết sức lo lắng.

Theo như luật sư Trần Mạnh Thắng (Đoàn Luật sư TP.HCM), Điều 27 Bộ luật Lao động 2012 cũng đã quy định rất rõ, doanh nghiệp chỉ được thử việc 1 lần đối với 1 công việc, việc chị Tiến đã bị thử việc đến 3 lần như vậy là điều không đúng. Điều 29 của luật này cũng đã nêu rõ, khi kết thúc thời gian thử việc, nếu như việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động sẽ phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Trong thời gian thử việc, mỗi bên đều có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần phải báo trước và cũng không phải bồi thường nếu như việc làm thử không đạt được yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận.

“Trường hợp của chị Tiến, tôi đã nhận thấy chị Tiến đã làm tốt công việc của mình nên mới được Công ty giữ lại, dù là đã ký bằng 3 hợp đồng thử việc. Nếu như chị Tiến muốn tiếp tục làm việc với Công ty thì chị cũng nên yêu cầu tổ chức Công đoàn nơi chị đang làm việc can thiệp để Công ty ký hợp đồng lao động với chị, trả đủ 100% từ tháng thứ 3 trở đi, truy đóng các khoản bảo hiểm xã hội cho chị. Còn không, chị hoàn toàn có thể khiếu nại lên Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận để được hỗ trợ”, luật sư Thắng cũng chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm:

- Tin tức tuyển công nhân mỗi ngày

- Những việc làm lái xe hấp dẫn

4.4 (434 đánh giá)
Công nhân ngao ngán với thời gian thử việc quá dài Công nhân ngao ngán với thời gian thử việc quá dài

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hồ sơ xin việc online gồm những gì? Cách tạo hồ sơ xin việc online như thế nào?

Hồ sơ xin việc online gồm những gì? Cách tạo hồ sơ xin việc online như thế...

Ngày nay, khi internet phát triển mạnh thì tìm kiếm việc làm thông qua nộp hồ sơ xin việc online không còn là xa lạ. Tuy nhiên nhiều người còn thắc mắ...

04.12.2023 7562

“Rải” CV thế nào là đúng cách?

“Rải” CV thế nào là đúng cách?

Không ít ứng viên “rải” CV khắp nơi để tìm việc. Tuy nhiên, kết quả nhận về thường không mấy suôn sẻ như kỳ vọng. Vậy “rải” CV thế nào là đúng cách? Đ...

23.08.2023 885

Top 8+ giấy tờ cần thiết cho bộ hồ sơ xin việc chuẩn nhất

Top 8+ giấy tờ cần thiết cho bộ hồ sơ xin việc chuẩn nhất

Hiện nay nhiều nhà tuyển dụng cho phép ứng viên nộp hồ sơ online nhưng khi được mời đến phỏng vấn bạn phải mang theo hồ sơ giấy. Do vậy mà việc chuẩn...

22.09.2022 5908

Top 10+ kỹ năng tìm việc qua mạng thông minh, nhanh chóng, an toàn nhất

Top 10+ kỹ năng tìm việc qua mạng thông minh, nhanh chóng, an toàn nhất

Ngày nay, việc tìm kiếm công việc trên Internet không còn quá xa lạ với bạn trẻ. Tuy nhiên, thực tế vẫn nhiều người mắc sai lầm khi ứng tuyển qua mạng...

07.09.2022 3534