Dệt may và da giày khan hiếm lao động ngày phục hồi sản xuất

12.10.2021 945 hongthuy95

Do lo sợ dịch bệnh và trải qua đời sống khó khăn cả về vật chất và tinh thần nhiều ngày liền, hàng triệu lao động tại các tỉnh phía Nam bất ngờ kéo nhau tháo chạy về quê ngay sau nới lỏng mặc cho chính quyền địa phương và lãnh đạo công ty (cũ) hứa hẹn giúp đỡ. Điều này gây nên khủng hoảng nhân sự chưa từng có, làm chênh lệch sự phân bổ nguồn lao động nơi thừa - nơi thiếu trên cả nước.

dệt may và da giày khan hiếm lao động sau ngày phục hồi sản xuất
Nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày thiếu hụt lao động sau khi mở rộng sản xuất hậu giãn cách

Việt Nam đối mặt với khủng hoảng lao động chưa từng có sau dịch?

Phạt - Hủy đơn - Đền hợp đồng vì giao hàng chậm

Vieclamnhamay.vn liên tục cảnh báo nguy cơ thiếu hụt lao động dẫn đến đứt gãy chuỗi sản xuất - cung ứng sau dịch, trong đó, các doanh nghiệp (DN) dệt may, da giày chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Theo thống kê, có đến 68,1% DN bị nhãn hàng phạt do giao hàng chậm - 21% bị nhãn hàng chủ động hủy đơn, không đền bù - 12,2% bị đối tác hủy đơn, phải đền hợp đồng - 13,1% bị nhãn hàng hủy đơn chưa ký… Điều này khiến nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phải đóng cửa, phá sản trong khi hoạt động sản xuất đang từng bước khôi phục sau giãn cách. Như thế cũng có nghĩa là, số người lao động giảm thu nhập, mất việc làm cũng sẽ tăng cao.

Kết quả khảo sát nhanh một số doanh nghiệp thuộc 2 ngành dệt may và da giày cho hay: gần 60% người lao động bị giảm thu nhập do giãn ca - 62% bị ngừng việc, không còn bất kỳ nguồn thu nhập nào - 77% bị tác động tiêu cực đến tâm lý, tinh thần - 60% có mong muốn được về hoặc đã về nhà để sống gần người thân, phục hồi sức khỏe và tìm sinh kế mới…

Được biết, dệt may và da giày là 2 ngành sử dụng lao động nhiều nhất trong các ngành kinh tế của Việt Nam, lần lượt có khoảng 2 triệu và 1,4 triệu lao động công nghiệp; đóng góp lớn vào GDP quốc gia; ngoài ra, có gần 1,5 triệu người kinh doanh thương mại và dịch vụ liên quan khác. Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát qua nhiều đợt đã khiến hàng chục tỉnh, thành phố phải thực hiện giãn cách, phong tỏa theo Chỉ thị 15, 16 buộc nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất hoặc ngừng hoạt động để phòng, chống dịch.

Chậm tiến độ vì thu hẹp sản xuất

Nguyên nhân của việc giao hàng chậm phần đa do hiệu suất thấp, sản lượng giảm - vì bị thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân công. Nhiều doanh nghiệp duy trì hoạt động chỉ với 20-30% số lao động so với bình thường. Thêm nữa, quy định triển khai mô hình “3 tại chỗ” hay “1 cung đường, 2 điểm đến” cũng gây khó khăn cho không ít cơ sở. Có nơi không đủ điều kiện để thực hiện, như ngân sách, cơ sở vật chất - Nơi cố được nhưng không duy trì được mãi. Chậm tiến độ là điều hiển nhiên sẽ xảy đến. Chỉ là có đối tác thông cảm, có nhãn hàng không. Họ có thể sẽ tìm kiếm một nơi hợp tác khác đảm bảo các điều kiện tương tự để duy trì đơn hàng như thỏa thuận. Như thế, nguy cơ Việt Nam mất lợi thế cạnh tranh trong mục tiêu duy trì nhà đầu tư cũ, thu hút nhà đầu tư mới với các nước lân cận vô cùng cao.

Khảo sát cho thấy các doanh nghiệp bị chậm đơn hàng khiến đối tác hủy hợp tác giữa chừng và chuyển dây chuyền sản xuất sang thị trường khác (như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia…) - có đối tác đồng ý giao hàng chậm nhưng doanh nghiệp phải chịu chi phí xuất hàng đi bằng đường hàng không đắt đỏ - doanh nghiệp nào xin lùi ngày xuất khẩu thì phải đồng ý giảm giá 15% so với mức thỏa thuận - các đơn hàng mới của năm 2022 đa số bị tạm dừng hợp tác hoặc giảm số lượng sản phẩm xuống…

dệt may và da giày khan hiếm lao động sau ngày phục hồi sản xuất
Chậm tiến độ khiến nhiều DN bị phạt, đền hợp đồng đang ký, mất hợp đồng mới

Cần giải pháp cứu nguy kịp thời

Chính quyền và lãnh đạo doanh nghiệp các tỉnh phía Nam đang nỗ lực khôi phục sản xuất, kêu gọi người lao động quay lại với công việc và công ty cũ. Các phương án đón người lao động ngoại tỉnh trở lại thành phố cũng được lên kế hoạch kỹ lưỡng. Bước đầu cho thấy có tín hiệu lạc quan khi có đến 89% lao động di cư và 96% lao động địa phương có nguyện vọng trở lại. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp hỗ trợ tích cực và kịp thời từ địa phương và doanh nghiệp thì con số đồng ý quay lại thực tế có thể sẽ không cao như mong đợi. Vì không ai đảm bảo dịch bệnh sẽ không bùng phát và Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai… sẽ không tiến hành giãn cách, giới nghiêm thêm lần nữa. Trấn an tinh thần người lao động, đồng thời có biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, chủ động xử lý nếu xuất hiện ca nhiễm mới... là một trong những nhiệm vụ hàng đầu doanh nghiệp cần quan tâm thực hiện để từng bước khôi phục đến bùng nổ sản xuất sau dịch.

Ms. Công nhân

(Số liệu tham khảo từ Cafebiz)

4.4 (644 đánh giá)
Dệt may và da giày khan hiếm lao động ngày phục hồi sản xuất Dệt may và da giày khan hiếm lao động ngày phục hồi sản xuất

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Sổ quản lý lao động và 6 điều Doanh nghiệp cần biết để tránh bị phạt

Sổ quản lý lao động và 6 điều Doanh nghiệp cần biết để tránh bị phạt

Doanh nghiệp (DN) triển khai tuyển dụng và tổ chức sản xuất - kinh doanh theo luật định đều phải tạo sổ quản lý lao động. Vậy sổ quản lý lao động là g...

14.03.2024 146

ESG là gì? Tips tăng chỉ số ESG cho nhà máy, xí nghiệp

ESG là gì? Tips tăng chỉ số ESG cho nhà máy, xí nghiệp

Sản xuất, kinh doanh gắn với sự phát triển bền vững và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm. Nhiều nhà đầu tư cũng dựa vào yếu...

05.03.2024 99

Tại sao phần lớn công nhân trẻ không muốn gắn bó với nhà máy?

Tại sao phần lớn công nhân trẻ không muốn gắn bó với nhà máy?

Việt Nam nổi tiếng có nguồn lao động dồi dào, rẻ, trẻ và khỏe. Các doanh nghiệp từ đó mà dễ dàng trong khâu thu hút và tuyển dụng đối tượng lao động đ...

23.02.2024 334

Tăng lương, duy trì thưởng Tết để giữ lao động dù đơn hàng giảm

Tăng lương, duy trì thưởng Tết để giữ lao động dù đơn hàng giảm

Đó là cam kết của một số công ty trong nỗ lực duy trì sản xuất - giữ chân lao động ở giai đoạn suy thoái kinh tế chung. Được biết, những doanh nghiệp...

18.12.2023 363