Đuổi việc công nhân để né thưởng Tết có thể bị phạt tù đến 3 năm
25.11.2024 114867 hongthuy95
Theo đó, Doanh nghiệp (DN) hay người sử dụng lao động (NSDLĐ) đuổi việc/ sa thải người lao động trái pháp luật để né thưởng Tết hoặc trục lợi cá nhân có thể bị phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ, cấm đảm nhiệm chức vụ tương đương, thậm chí bị phạt tù lên đến 3 năm...
Tại Điều 162 Bộ luật Hình sự 2015 - được sửa đổi vào năm 2017 - bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2018 quy định về trách nhiệm hình sự khi sa thải người lao động (NLĐ) trái pháp luật cụ thể như sau:
Đuổi việc, sa thải NLĐ trái pháp luật có thể bị phạt tù đến 3 năm
Cụ thể:
+) Bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng + phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm nếu vì vụ lợi hay xuất phát từ động cơ cá nhân khác mà thực hiện 1 trong các hành vi sau đây:
- Sa thải NLĐ trái pháp luật
- Cưỡng ép, đe dọa buộc NLĐ phải thôi việc
+) Bị phạt tiền từ 100 triệu đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 đến 3 năm nếu đuổi việc, sa thải NLĐ trái pháp luật thuộc 1 trong các trường hợp sau đây:
- Đuổi việc, sa thải trái pháp luật đối với 2 người trở lên
- Đuổi việc, sa thải trái pháp luật đối với phụ nữ đang mang thai
- Đuổi việc, sa thải trái pháp luật đối với người đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
- Khiến người bị sa thải, buộc thôi việc tự sát
- Gây nên hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác.
+) Bị cấm đảm nhiệm chức vụ tương đương nhất định từ 1 đến 5 năm.
Tại sao nhiều nơi lại tìm cách đuổi việc công nhân để né thưởng Tết?
Bên cạnh mức lương và chế độ đãi ngộ hàng tháng thì thưởng lễ Tết là điều quan tâm chính đáng nhất của hầu hết công nhân - người lao động mỗi dịp cuối năm, dù chế độ này không bắt buộc có theo luật. Nhiều DN, NSDLĐ cũng thừa hiểu và dùng điều đó để “câu” nhân sự khi tuyển dụng, nhất là vào mùa cao điểm, cần số lượng lớn nhân công để kinh doanh sản xuất.
Những năm gần đây, thưởng Tết sẽ là lương tháng 13, lương tháng 14 và (hoặc) thưởng thâm niên, thưởng hiệu suất công việc, lì xì, quà tặng là hiện vật đính kèm... Tuy nhiên, tại một số tổ chức, đơn vị cứ đến những ngày cuối năm lại thông tin sắp thực hiện đợt sa thải vì 1 năm qua, việc kinh doanh không được thuận lợi, công ty báo lỗ hoặc tìm cách bắt lỗi để đuổi việc, dồn ép khiến công nhân tự nghỉ việc hay một số ít các thành phần cá biệt vì vụ lợi hay xuất phát từ động cơ cá nhân (như thù hằn, không vừa mắt, bị phát hiện sai lầm...) mà tìm cách đuổi việc, buộc đuổi việc hay sa thải công nhân - người lao động trái pháp luật, phần đa trong số đó không biết nhiều về luật để đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Được biết, với các doanh nghiệp có quy mô, chi phí trích thưởng Tết cho NLĐ lên đến hàng tỷ đồng - doanh nghiệp tầm trung và nhỏ cũng vào khoảng vài chục cho đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Do đó, công nhân - người lao động cần đọc kỹ và nắm rõ các điều khoản trong hợp đồng lao động, nhất là quy định, căn cứ được phép sa thải NLĐ theo luật để đối chiếu, đối chất nếu nhận thấy quyền lợi của mình bị đe dọa hoặc không được bảo vệ. Lúc này, công nhân - người lao động có thể tìm đến sự trợ giúp của công đoàn, thậm chí làm đơn khởi kiện lên chính quyền để được bảo vệ quyền lợi.
Công nhân cần làm gì để không bị mất thưởng Tết?
Đó chính là tuyệt đối không phạm phải lỗi bị sa thải hay lỗi bị NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật.
Cụ thể:
+ Theo điều 125 Bộ Luật lao động 2019 quy định, NLĐ có thể bị sa thải nếu vi phạm một trong các lỗi sau đây:
+ Theo Điều 36 Bộ Luật lao động 2019 quy định, NLĐ có thể bị NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật nếu vi phạm một trong các lỗi sau đây:
Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng mình đang làm việc cho một doanh nghiệp văn minh và uy tín, rõ ràng trong chi trả lương, thưởng và chế độ đãi ngộ cho nhân viên - có tổ chức công đoàn vững mạnh, hết lòng vì quyền lợi công nhân viên - làm việc chăm chỉ và hết mình, hoàn thành tốt công việc được giao, quy định theo hợp đồng lao động - không ngừng quan sát, nghiên cứu, tìm tòi và đề xuất các giải pháp làm việc hiệu quả, năng suất cao hơn, ứng dụng thành công vào thực tế... Có như thế, doanh nghiệp mới không ngần ngại chi thưởng để ghi nhận công sức, đồng thời "giữ chân" nhân viên giỏi ở lại lâu dài với công ty.
Đuổi việc, sa thải người những ngày cận Tết là vấn đề nhạy cảm, cả NLĐ và NSDLĐ cần hết sức thận trọng và đảm bảo tuân thủ đúng luật, có thể mở ra buổi trao đổi trực tiếp để đi đến cách xử lý, giải quyết vấn đề hợp lý, hợp tình, tránh những xung đột không mong muốn, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên...
Ms. Công nhân
1001 lý do doanh nghiệp "rởm" dùng làm cớ đuổi việc - né thưởng công nhân trước Tết