FIFO là gì? Những điều cần biết về FIFO
25.01.2018 15906 bientap
Bạn đã từng nghe đến thuật ngữ FIFO? Vậy bạn có biết FIFO là gì? Có những điều gì cần biết về FIFO? Nếu bạn vẫn chưa có nhiều thông tin, hãy cùng tìm hiểu với Tuyencongnhan.vn.

► FIFO là gì?
FIFO (First in First out) là nguyên tắc nhập trước - xuất trước được ứng dụng trong lĩnh vực quản lý hàng hóa trong các nhà máy, xí nghiệp… Theo đó, những lô hàng được nhập vào kho trước sẽ được xuất kho trước để phân phối đến các đại lý, khách hàng.
► Những điều cần biết về FIFO
♦ Phương pháp quản lý kho theo nguyên tắc FIFO
Để quản lý tốt kho hàng hóa, nhân viên kho cần phải biết các định vị kho hàng theo mỗi kho, mỗi line, mỗi kệ… bằng các mã số nhất định. Kho kí hiệu là W, line ký hiệu là L, kệ ký hiệu là C, tầng ký hiệu là F, hộc thì được đánh số: WxxLxxCxxFxx-yy.
⇒ Ví dụ kho 1 có 5 line, mỗi line có 4 kệ, mỗi kệ 3 tầng, mỗi tầng 2 hộc thì tương ứng với mã số:
- Mã kho: W01
- Mã line: L01 đến L05
- Mã kệ: C01 đến C04
- Mã tầng: F01 đến F03 (tầng dưới cùng là F01)
- Mỗi hộc đánh số 01 – 02
Vậy với thùng hàng đặt tại hộc số 1, tầng 2, kệ số 4, line 3, kho số1 thì sẽ được định vị với mã số: W01L03C04F02-01
Bạn muốn xem thêm: Logistics là gì? Nhu cầu nhân lực logistics hiện nay
Với nguyên tắc FIFO, nhân viên kho cần phải sắp xếp hàng theo chiều ưu tiên từ cửa kho tiến dần vào trong, tầng dưới trước tầng trên sau… Mỗi lô hàng cần phải được ghi thẻ kho với thông tin về loại hàng – ngày nhập – ngày xuất để tiện cho việc theo dõi nhập – xuất hàng hóa.
Bên cạnh đó, nhân viên kho cần phải đảm bảo giữa các kệ hàng có lối đi thông thoáng cho người và phương tiện vận chuyển hàng.
♦ Ưu điểm khi sử dụng nguyên tắc FIFO
Khi áp dụng nguyên tắc quản lý kho FIFO các doanh nghiệp sẽ giảm được lượng hàng tồn kho cũ. Vì những lô hàng được lưu trữ trong kho lâu nhất sẽ được đưa đi tiêu thụ trước. Nguyên tắc này đặc biệt thích hợp với những doanh nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng có thời hạn dùng như thực phẩm – đồ uống, các sản phẩm có vòng đời thấp như quần áo – giày dép hay các sản phẩm công nghệ dễ bị lỗi thời như: điện thoại, tivi,…
Nếu không bán những sản phẩm cũ trước thì doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ vì sản phẩm hết hạn sử dụng, lỗi mốt hay công nghệ lỗi thời… Thêm vào đó, doanh nghiệp còn tốn thêm một khoản chi phí để tiêu hủy hay thanh lý hàng tồn kho. Bên cạnh đó, khi quản lý hàng theo nguyên tắc FIFO, các doanh nghiệp còn giảm được nguy cơ mất giá hàng hóa vì lạm phát.
Xem thêm: Những điều cần biết về hợp đồng lao động
Ms.Công nhân