5 vai trò của bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp
02.01.2018 10340 trangthunb93
Mặc dù không trực tiếp đem lại doanh thu nhưng nhân sự là bộ phận vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong mỗi một công ty. Hãy cùng Tuyencongnhan.vn tìm hiểu 5 vai trò của bộ phận nhân sự để thấy được tầm quan trọng và đóng góp của bộ phận này trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuyển dụng và đào tạo
Tuyển dụng là vai trò, chức năng chính của bộ phận nhân sự trong một doanh nghiệp. Nhân viên bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng của công ty, lập và triển khai thực hiện kế hoạch tuyển dụng nhân tài, lao động về làm việc cho doanh nghiệp.
Khi đã nhận nhân viên vào làm việc, bộ phận nhân sự sẽ phụ trách đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên mới làm quen với công việc. Hoặc khi cần thiết – có yêu cầu từ cấp trên, bộ phận nhân sự sẽ đảm nhận nhiệm vụ tổ chức các khóa đào tạo để nâng cao – bồi dưỡng nghiệp vụ, tay nghề cho lao động của doanh nghiệp mình.
Đánh giá hiệu quả công việc
Thông thường, mỗi doanh nghiệp sẽ có những tiêu chuẩn riêng để đánh giá hiệu quả của người lao động và bộ phận chịu trách nhiệm thiết lập, vận hành, quản lý hệ thống tiêu chuẩn này chính là bộ phận nhân sự. Định kỳ hàng tháng, quý hoặc năm, nhân viên nhân sự sẽ tiến hành đánh giá hiệu quả công việc của các bộ phận, cá nhân để thực hiện công tác khen thưởng, khích lệ tinh thần nhân viên làm việc tốt hơn.
Tìm hiểu thêm: Nghệ thuật quản lý nhân sự lãnh đạo doanh nghiệp cần biết
Duy trì không khí làm việc tốt
Năng suất làm việc của người lao động phụ thuộc phần nhiều vào môi trường làm việc cho nên “duy trì không khí làm việc tốt” cũng là một nhiệm vụ quan trọng của bộ phận nhân sự. Nhân viên bộ phận này sẽ tiến hành tìm hiểu điều kiện làm việc của nhân viên các bộ phận để đề xuất những giải pháp thay đổi nhằm đem lại môi trường làm việc tốt và thoải mái để nhân viên được phát huy hết khả năng của mình.
Xử lý các tranh chấp
Trong một doanh nghiệp với hàng chục, hàng trăm và thậm chí là hàng nghìn lao động, thật khó để tránh khỏi những mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh. Trong tình huống này, bộ phận nhân sự sẽ đóng vai trò hòa giải, giải quyết các tranh chấp. Để xử lý tốt những vấn đề này, nhân viên nhân sự cần phải lắng nghe sự việc từ nhiều phía, tìm hiểu kỹ nguyên nhân để đưa ra những giải pháp phù hợp nhất. Khi phát sinh các vấn đề tranh chấp, nhân viên nhân sự cần phải nhanh chóng tìm hiểu tình hình và có hành động xử lý kịp thời để tránh sự việc trở nên quá nghiêm trọng.
Quan hệ công chúng
Ở thời đại mà “Quảng cáo thoái trào, PR lên ngôi”, bộ phận nhân sự cũng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động quan hệ công chúng của doanh nghiệp. Trong nhiều công ty, bộ phận nhân sự sẽ chịu trách nhiệm tổ chức các cuộc gặp mặt với đối tác, các buổi hội thảo, họp báo với báo chí – truyền thông… Đôi khi, nhân viên bộ phận nhân sự còn hỗ trợ hoạt động lập kế hoạch kinh doanh và Marketing cho doanh nghiệp.
Trong bối cảnh hiện nay, nếu doanh nghiệp không có được bộ phận nhân sự tốt thì rất dễ gặp phải những rắc rối trong hoạt động kinh doanh hàng ngày. Do đó, một doanh nghiệp muốn kinh doanh thành công cần phải xây dựng được một bộ phận nhân sự với những nhân viên giỏi, làm việc hiệu quả, nhiệt tình.
Xem thêm: 4 yếu tố còn thiếu để quản lý nhân sự nhà máy hiệu quả
Ms.Công nhân