Kinh nghiệm khởi nghiệp của kỹ sư MIT
05.03.2016 2368 zing1502
Đó là những kinh nghiệm khởi nghiệp của 4 kỹ sư trưởng thành từ MIT. Vậy bạn có biết MIT là gì? 4 kỹ sư được nhắc đến là ai? Họ đã chia sẻ những kinh nghiệm như thế nào? Trong bài viết này, Tuyencongnhan.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu những thông tin liên quan này nhé!
MIT là gì?
MIT (Massachusetts Institute of Technology) hay còn được biết đến với tên gọi Viện Công nghệ Massachusetts là một viện đại học nghiên cứu tư thục ở thành phố Cambridge, bang Massachusetts, Hoa Kỳ. MIT nổi tiếng nhờ hoạt động nghiên cứu và giáo dục trong các ngành khoa học vật lý, kỹ thuật, cũng như trong các ngành sinh học, kinh tế học, ngôn ngữ học, và quản lý.
Kinh nghiệm khởi nghiệp của kỹ sư MIT đã được chia sẻ trong hội thảo khởi nghiệp tháng 9 vừa qua. Với những sáng tạo và tinh thần quyết đoán, dám nghĩ dám làm, 4 kỹ sư MIT đã thực sự chinh phục được khán giả tham dự lẫn các nhà chuyên môn.
Ảnh nguồn Internet
Họ là ai?
Họ chính là 4 con người tài năng và xuất chúng:
- Ông Đoan Võ: người có 25 năm khởi nghiệp CNTT tại Mỹ, tốt nghiệp cử nhân và Thạc sĩ Kỹ thuật tại MIT
- Ông Đằng Trần: người có 10 năm làm trưởng nhiều dự án trong SamSung Electronics, tốt nghiệp Đại học và Thạc sĩ từ MIT Media Lab, nghiên cứu về các sản phẩm nhận diện người dùng và trí tuệ nhân tạo
- Ông Giang Lâm: Giám đốc điều hành quỹ RDA Vietnam Fund để đầu tư vào Việt Nam, tốt nghiệp cử nhân
- Ông Trần Lương Sơn:Tổng giám đốc và người sáng lập Vietsofware, tốt nghiệp MBA tại MIT Sloan; Từng có nhiều kinh nghiệm tư vấn và đầu tư cho nhiều startup tại Châu Á và Mỹ,
Bốn diễn giả đã chia sẻ cởi mở kinh nghiệm và suy nghĩ của mình về khởi nghiệp. Qua đó, nhận được nhiều ý kiến tích cực từ phía khán giả.
Tham khảo thêm: 4 KỸ NĂNG TÌM VIỆC QUA MẠNG
Họ đã chia sẻ những gì?
Trong buổi hội thảo, 4 diễn giả đã lần lượt chia sẻ rất nhiều thông tin hữu ích về kinh nghiệm khởi nghiệp của kỹ sư và mang đến cảm hứng để những kỹ sư trẻ có khả năng khởi nghiệp dễ dàng hơn:
- Ông Đằng Trần cho rằng người khởi nghiệp cần có ba thứ "mở", đó là: Open heart (đam mê và mong muốn giúp đỡ cộng đồng); Open mind (lắng nghe và tiếp thu ý kiến mọi người); và Open hand (sẵn sàng chia sẻ ý tưởng, dự định của mình với người khác bất kể họ ra sao).
- Ông Giang Lâm cho biết, ông đã có bài học thất bại với 6 lần khởi nghiệp. Lý do là bởi ông quá “đam mê” sản phẩm của mình dẫn đến thiếu sáng suốt, không lắng nghe ý kiến của những đối tác và các nhà đầu tư, khiến thất bại này chồng thất bại khác.
Ảnh nguồn Internet
- Ông Đoan Võ cũng khẳng định rằng: Một nhà khởi nghiệp còn phải biết lắng nghe ý kiến khách hàng. Ông lấy ví dụ về sản phẩm Myspace – một sản phẩm tương tự và ra đời trước Facebook nhưng đã thực sự đi vào quên lãng do không nhà sản xuất sửa đổi giao diện và chức năng thân thiện với người dùng mặc dù có rất nhiều phản hồi từ phía người dùng đến họ.
- Ông Trần Lương Sơn cũng chia sẻ bốn lần tự tay đóng cửa công ty do mình khởi nghiệp. Thêm vào đó là số tiền một triệu USD không sinh lãi, khiến công ty bị đóng cửa sau 10 năm hoạt động.
Với kinh nghiệm làm việc lâu năm trong các tập đoàn lớn tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ, ông Đằng Trần, cho rằng người Việt cần thay đổi tư duy nếu thực sự muốn khởi nghiệp. Hãy thay đổi tư duy đổi khác, Con người – Quy trình – Sản phẩm: phải tìm những người tài năng và tin tưởng họ; sau đó mới là xác lập quy trình làm việc phù hợp và rồi sẽ có những sản phẩm ấn tượng.
Xem thêm: 10 KỸ NĂNG CẦN CÓ KHI XIN VIỆC NĂM 2016
Ms. Công nhân