2 kinh nghiệm sàng lọc hồ sơ ứng viên hiệu quả nhà tuyển dụng cần biết
23.12.2017 3030 trangthunb93
Giữa hàng chục, thậm chí là hàng trăm hồ sơ ứng viên gửi về, việc chọn lọc hồ sơ hiệu quả sẽ giúp nhà tuyển dụng tăng cơ hội tuyển dụng được những nhân viên giỏi. Tuyencongnhan.vn xin chia sẻ 2 kinh nghiệm sàng lọc hồ sơ ứng viên để nhà tuyển dụng tham khảo.
Xem cấu trúc hồ sơ xin việc
- Cách trình bày hồ sơ
- Các thông tin trong hồ sơ có được sắp xếp theo trình tự thời gian rõ ràng không?
- Đơn xin việc có ngắn gọn, súc tích không?
- CV, đơn xin việc… có lỗi chính tả, lỗi đánh máy không?
Xem xét cách trình bày hồ sơ sẽ giúp nhà tuyển dụng biết được khả năng diễn đạt thông tin, cách tổ chức – sắp xếp công việc của ứng viên. Những ứng viên tiềm năng sẽ luôn biết cách trình bày các thông tin trong CV một cách logic, mạch lạc.
- Nội dung hồ sơ
- Ưu tiên các ứng viên trình bày chi tiết kinh nghiệm các công việc đã làm, thành tích đạt được.
- Mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên là những dự định rõ ràng hay là những thông tin khuôn mẫu chung chung?
- Ứng viên có thay đổi nhiều công việc trong một thời gian ngắn không? Nếu đó là những công việc có tính chất khác nhau thì chứng tỏ ứng viên là người không có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, thiếu định hướng.
- Ứng viên có biết cách rút chọn các kỹ năng học được thông qua các hoạt động ngoại khóa không?
Bạn muốn xem thêm: Kinh nghiệm xử lý hồ sơ ứng viên trên Tuyencongnhan.vn
Lọc hồ sơ theo tiêu chí (kinh nghiệm, trình độ tiếng Anh, bằng cấp, chuyên ngành, giới tính…)
Sau khi đã lọc được những ứng viên chất lượng bằng cách đánh giá cấu trúc hồ sơ, nhà tuyển dụng có thể áp dụng cách lọc hồ sơ theo các tiêu chí mà doanh nghiệp chú trọng để chọn ra những ứng viên ưu tú nhất mời phỏng vấn.
Nhà tuyển dụng cần phải xem lại các CV để tìm ra những điểm “hơn nhau” giữa các ứng viên thông qua số năm kinh nghiệm, chất lượng đào tạo… Với trường hợp doanh nghiệp yêu cầu ứng viên 2 năm kinh nghiệm trở nên thì bạn chỉ việc loại những hồ sơ không đáp ứng tiêu chí này. Tuy nhiên, cũng đừng loại bỏ một cách vội vàng, có thể ứng viên chỉ có 1 năm kinh nghiệm thôi nhưng lại có nhiều thành tích nổi bật trong 1 năm làm việc đó, thì cũng là yếu tố để nhà tuyển dụng cân nhắc lại.
Các dấu hiệu cho thấy ứng viên không phù hợp với vị trí cần tuyển
- Ứng viên không có mục tiêu phát triển nghề nghiệp rõ ràng.
- Ứng viên nhảy việc quá nhiều trong một thời gian ngắn
- Ứng viên có nhiều khoảng thời gian thất nghiệp.
Một số mẹo giúp lọc hồ sơ nhanh và hiệu quả
- Dành ít thời gian khi lọc ứng viên bằng cách đánh giá cấu trúc hồ sơ và đầu tư thời gian hơn khi lọc ở giai đoạn 2 thông qua các tiêu chí.
- Không đánh giá hồ sơ ứng viên dựa trên “bề nổi” thông tin vì với các ứng viên chuyên ngành kỹ thuật thường trình bày các thông tin không “trau chuốt” như ứng viên ngành xã hội, do đó cần phải xem thật kỹ thành tích để không bỏ lỡ những ứng viên tiềm năng.
- Không nên so sánh các ứng viên với nhau mà nên so với các tiêu chí tuyển dụng đề ra để chọn những ứng viên phù hợp nhất.
Ms.Công nhân