Những điều tối kỵ khi trả lời phỏng vấn xin việc
05.12.2017 5073 ungvien
Nhiều bạn không hiểu vì sao mình đã đi phỏng vấn nhiều nơi nhưng vẫn chưa nhận được cái “gật đầu” đồng ý của bất cứ doanh nghiệp nào. Có thể là bạn đã mắc phải những điều tối kỵ khi trả lời phỏng vấn xin việc. Hãy cùng Tuyencongnhan.vn tìm hiểu những lỗi này.
Không có định hướng mục tiêu nghề nghiệp
Một số bạn ứng viên thường không có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng cho nên khi nhà tuyển dụng hỏi đến vấn đề này thì ứng viên không trả lời được. Khi bạn không xác định được mục tiêu nghề nghiệp, không biết được mình sẽ cống hiến được gì cho doanh nghiệp thì làm sao họ có thể thuê bạn được. Mục tiêu nghề nghiệp là điều để nhà tuyển dụng xem xét bạn phải là người làm việc có kế hoạch, có ý chí phấn đấu hay không?
Quá tự tin
Tự tin khi đi phỏng vấn xin việc là điều cần thiết nhưng việc quá tự tin lại hóa thành tự cao tự đại. Bạn có thể là một người có nhiều thành tích học tập nhưng không nên tất cả ra để khoe khoang với nhà tuyển dụng. Bạn chỉ đề cập đến những thành tích của bản thân có thể phục vụ, hỗ trợ cho vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển là đủ.
Nói lắp bắp
Khi bạn nói lắp bắp, nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn là một người thiếu tự tin hoặc không có khả năng trình bày, diễn đạt vấn đề. Hãy tập cho bản thân cách diễn đạt ngôn ngữ thật rõ ràng, dễ hiểu. Có thể bạn chưa trình bày được những vấn đề dài thì nên rút lại trong vài câu cô đọng và dễ hiểu. Nếu cần có thời gian suy nghĩ thì bạn có thể yêu cầu nhà tuyển dụng cho bạn vài phút. Việc xin vài phút để suy nghĩ, sắp xếp ý và trả lời một cách mạch lạc tất nhiên sẽ ghi điểm hơn việc trả lời nhanh mà nói lắp bắp.
Tìm hiểu thêm: Những giải pháp khắc phục sự cố trong các buổi phỏng vấn
Tỏ ra quá thân mật
Nhiều nhà tuyển dụng vì muốn ứng viên giảm bớt sự căng thẳng áp lực cho ứng viên nên thường chào hỏi rất thân thiện. Tuy nhiên, bạn không nên lợi dụng điều đó mà có những hành động hay lời nói quá thân mật đối với người phỏng vấn. Bạn phải nhớ rằng họ chính là người đánh giá bạn nên hãy thể hiện một phong cách thật chuyên nghiệp.
Để cảm xúc lấn át
Bạn cần phải biết kiềm chế cảm xúc của bản thân. Đôi khi, người phỏng vấn vô tình hay cố ý gợi lại một vấn đề nào đó khiến bạn cảm thấy bức xúc thì bạn cần phải kiềm nó lại. Có thể là việc bị công ty cũ chèn ép làm bạn nhớ lại và tức giận nhưng bạn không nên thể hiện điều đó với nhà tuyển dụng mới. Những lúc như thế này, bạn cần phải bình tĩnh và trả lời bằng lý trí.
Không hỏi ngược lại nhà tuyển dụng
Phỏng vấn là một quá trình tương tác hai chiều giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao những ứng viên chẳng có câu hỏi nào hỏi ngược lại họ. Việc đặt lại những câu hỏi cho người phỏng vấn thể hiện bạn đang rất quan tâm đến vị trí công việc đó và mong muốn tìm hiểu kỹ hơn về nó.
Nói xấu sếp cũ
Có thể sếp cũ của bạn là một người lãnh đạo chưa tốt nhưng bạn không nên nói điều này với nhà tuyển dụng mới. Nếu bạn nói xấu sếp cũ sẽ khiến người phỏng vấn nghĩ rằng có thể sau này nếu không làm ở công ty của họ nữa thì bạn sẽ đi nói xấu với một công ty khác. Và cũng có thể người bạn nói xấu chính là người quen hoặc là khách hàng của nhà tuyển dụng mới này.
Xem thêm: Ý nghĩa đằng sau mỗi câu hỏi phỏng vấn
Ms. Công nhân