Phụ cấp độc hại là gì? Cách tính phụ cấp độc hại mới nhất

15.06.2020 1908 bientap

Với người lao động làm việc trong một số ngành nghề nhất định, hàng tháng sẽ nhận được một khoản tiền gọi là phụ cấp độc hại. Vậy thì phụ cấp độc hại là gì? Người lao động làm nghề gì sẽ được nhận khoản phụ cấp này? Cách tính phụ cấp cụ thể như thế nào? Cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu nhé!

Phụ cấp độc hại là gì? Cách tính phụ cấp độc hại mới nhất
Bạn biết phụ cấp độc hại là gì?
 

Công việc bạn làm có nằm trong danh mục công việc độc hại, nguy hiểm? Nếu có, bạn có đang được xét hưởng phụ cấp độc hại hàng tháng không? 

►Phụ cấp độc hại là gì?

Phụ cấp độc hại là khoản tiền hỗ trợ hàng tháng ngoài tiền lương dành cho người lao động làm việc trong môi trường ẩn chứa yếu tố độc hại, nhằm bù đắp một phần tổn hại về sức khỏe, tinh thần.


►Người lao động làm công việc gì sẽ được hưởng phụ cấp độc hại?

Theo Thông tư số 15 năm 2016 của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội, người lao động làm những công việc sau sẽ được hưởng phụ cấp độc hại hàng tháng:

- Lao động vận hành/ sửa chữa hệ thống thiết bị khoan dầu khí trên đầm lầy

- Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy tàu khoan

- Vận hành thiết bị cân bằng giàn khoan trên giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu khoan

- Công nhân khảo sát, duy tu, bảo trì đường thủy nội địa

- Công nhân quản lý vận hành luồng hàng hải

- Công nhân sản xuất, đóng bao Na2SiF6

- Vận hành, bảo dưỡng lò phản ứng hạt nhân

- Công nhân trộn, đổ bê tông trong hầm lò

- Quan trắc khí mỏ trong hầm lò

- Vận hành các thiết bị tuyển than bằng phương pháp tuyển nổi, tuyển từ trong nhà máy sàng tuyển than

- Công nhân nạp ắc quy, sửa chữa đèn lò

- Thủ kho vật liệu nổ công nghiệp…

 

Phụ cấp độc hại là gì? Cách tính phụ cấp độc hại mới nhất
Công nhân khai khoáng là công việc nhận được phụ cấp độc hại hàng tháng

Xem đầy đủ danh mục ngành nghề, công việc nặng nhọc - độc hại - nguy hiểm: Tại đây


►Cách tính phụ cấp độc hại mới nhất

Người lao động thuộc nhóm đối tượng khác nhau sẽ được xét tính phụ cấp độc hại tương ứng khác nhau. Sau đây là cách tính phụ cấp độc hại chi tiết cho 3 nhóm đối tượng lao động cụ thể:

- Đối với cán bộ, công chức, viên chức

Theo quy định, cách tính phụ cấp độc hại với cán bộ, công chức, viên chức được chia thành 4 mức hệ số là: 0,1 - 0,2 - 0,3 - 0,4 so với mức lương cơ sở.

Với mức lương cơ sở điều chỉnh tăng lên 1,6 triệu đồng/ tháng thì các mức phụ cấp độc hại tương ứng sẽ là:

  • Mức 1 (hệ số 0,1) = 0,1 x 1,6 triệu đồng = 160.000 đồng/ tháng

  • Mức 2 (hệ số 0,2) = 0,2 x 1,6 triệu đồng = 320.000 đồng/ tháng

  • Mức 3 (hệ số 0,3) = 0,3 x 1,6 triệu đồng = 480.000 đồng/ tháng

  • Mức 4 (hệ số 0,4) = 0,4 x 1,6 triệu đồng = 640.000 đồng/ tháng

Nếu người lao động làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính bằng 1 ngày làm việc, còn nếu làm việc dưới 4 giờ thì tính bằng ½ ngày làm việc.

- Đối với người lao động làm việc trong công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước sở hữu

Thông tư số 17/2015 của BLĐTBXH quy định: người lao động làm việc cho công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước sở hữu, nếu thuộc diện hưởng phụ cấp độc hại thì hàng tháng sẽ nhận được khoản phụ cấp thấp nhất bằng 5% - cao nhất bằng 10%  so với mức lương nghề/ công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện làm việc bình thường. Trường hợp làm công việc “đặc biệt độc hại” thì mức hỗ trợ thấp nhất là 7% - cao nhất là 15%.

- Đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp khác

Nếu làm việc cho các doanh nghiệp khác, không thuộc 2 trường hợp trên thì mức phụ cấp độc hại người lao động được nhận phụ thuộc vào quy chế của doanh nghiệp, đàm phán trong hợp đồng lao động hay theo thỏa ước lao động tập thể.


Phụ cấp độc hại có tính đóng BHXH không?

Luật quy định có những khoản thu nhập mà NLĐ được nhận sẽ phải trích đóng các khoản BHXH hàng tháng theo quy định, trong đó có phụ cấp độc hại.


Thông thường thì phụ cấp độc hại sẽ được chi trả hàng tháng theo thời điểm nhận lương. Nếu bạn là lao động được hưởng chế độ này thì nên tìm hiểu những thông tin hữu ích Ms. Công nhân chia sẻ trên đây để biết quyền lợi của mình là gì.

Ms. Công nhân​

4.4 (364 đánh giá)
Phụ cấp độc hại là gì? Cách tính phụ cấp độc hại mới nhất Phụ cấp độc hại là gì? Cách tính phụ cấp độc hại mới nhất

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong máy nghiền

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong...

Nhiều người vẫn còn ám ảnh và bàng hoàng sau khi xem qua clip máy nghiền xi măng chuyển động và gây thương vong cho 10 công nhân của một nhà máy sản x...

24.04.2024 62

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Đối mặt với sự đổi mới liên tục trong công nghệ và sự gia tăng không ngừng về nhu cầu ô tô thông minh và bền vững, nguồn nhân lực trong ngành này đang...

12.04.2024 271

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

30/4 - 1/5 là 1 trong 3 dịp lễ dài ngày có thể có trong năm. Thế nên, nhiều lao động cực kỳ quan tâm đến lịch nghỉ lễ dịp này để lên kế hoạch làm việc...

10.04.2024 328

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Khi được hỏi 1 ngày của anh trôi qua thế nào, anh Thanh, công nhân giày da cho hay chỉ quẩn quanh 3 chuyện: ăn - ngủ - đi làm. “Một phần vì mệt, phần...

09.04.2024 171