Quy trình 5 bước vệ sinh nhà xưởng đúng chuẩn dành cho doanh nghiệp
10.03.2023 1198 doantrangbc
Môi trường nhà xưởng có tác động trực tiếp tới hoạt động của công ty, chất lượng sản phẩm cũng như hoạt động của người lao động. Vì vậy vệ sinh nhà xưởng định kỳ là việc hết sức quan trọng. Cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu quy trình về sinh nhà xưởng đúng chuẩn qua bài viết sau.
Vì sao cần vệ sinh nhà xưởng thường xuyên
Nhà xưởng là nơi diễn ra mọi hoạt động sản xuất của công ty, xí nghiệp. Nơi đây tập trung số lượng lớn các thiết bị máy móc, nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất.
Duy trì nơi làm việc sạch sẽ cho nhân viên
Bất kỳ ai cũng đều mong muốn được làm việc lâu dài trong môi trường sạch đẹp, tươm tất, chất lượng. Điều này không chỉ đảm bảo sức khỏe mà còn khiến cho tinh thần người lao động trở nên thoải mái, dễ chịu hơn. Từ đó, giúp tăng năng suất lao động, mang lại kết quả tốt hơn cho hoạt động kinh doanh chung của công ty.
Kéo dài tuổi thọ sử dụng của máy móc, thiết bị
Theo thời gian, sàn kho, thiết bị trong nhà máy sẽ tích tụ bụi bẩn. Việc lau chùi, vệ sinh thường xuyên sẽ giúp kéo dài thời gian sử dụng, hạn chế hư hỏng và phát sinh chi phí sửa chữa không đáng có. Tiến độ sản xuất của nhà xưởng cũng như hiệu quả sản xuất được đảm bảo, thậm chí gia tăng khi chất lượng máy móc được duy trì.
Đảm bảo chất lượng sản phẩm
Môi trường nhà xưởng cũng là yếu tố tác động nhiều đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng liên quan thực phẩm, đồ ăn. Môi trường làm việc sạch sẽ đảm bảo sản phẩm chất lượng, vệ sinh an toàn cho người sử dụng.
Tạo ấn tượng đối với khách hàng, đối tác
Dù không phải là yếu tố trực tiếp nhưng việc vệ sinh nhà xưởng cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Bởi nhiều công ty, thương hiệu khi hợp tác thì việc đầu tiên họ quan tâm là nơi làm việc và quy trình sản xuất của đối tác.
Quy trình vệ sinh nhà xưởng từ A - Z
Bước 1: Vệ sinh trần và mái nhà xưởng
Tiến hành vệ sinh và làm sạch bụi bẩn, mạng nhện bám trên trần nhà và các thanh đà lớn nhỏ, trên máng đèn, hộp đèn, hệ thống chiếu sáng trên cao,…
Thông thường, trần nhà xưởng có chiều cao dao động khoảng 8 - 12m, để quá trình vệ sinh đảm bảo an toàn đội ngũ thực hiện cần được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động như nón, mũ, giày, dây thắt an toàn. Đồng thời phải có sự hỗ trợ của xe nâng - hạ để đảm bảo khu vực trần nhà được vệ sinh dễ dàng và sạch sẽ.
Bước 2: Vệ sinh máy móc và thiết bị trong nhà xưởng
Sau khi đã dọn trên cao, đội ngũ nhân viên sẽ tiến hành lau chùi,vệ sinh các loại máy móc và thiết bị trong nhà xưởng và kho bãi. Cần chú ý sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa phù hợp với chất liệu, không ảnh hưởng đến độ bền của máy móc.
Bước 3: Vệ sinh tường và vách nhà xưởng
Đội ngũ vệ sinh nhà xưởng sẽ sử dụng chổi quét mạng nhện bám trên bề mặt rồi tiến hành lau chùi, thổi bụi thêm một lần nữa. Tùy thuộc vào chiều cao và diện tích lớn nhỏ của nhà xưởng mà sẽ có những thiết bị máy móc hỗ trợ để công việc diễn ra an toàn và sạch sẽ.
Bước 4: Vệ sinh sàn nhà xưởng
Sàn nhà xưởng là khu vực sẽ được vệ sinh sau cùng. Sàn nhà xưởng sẽ được nhân viên cọ rửa bằng nước và hóa chất chuyên dụng, sử dụng máy vệ sinh nền nhà xưởng để đánh bóng. Dùng máy thổi khô để làm khô sàn, hút bụi để làm sạch lại nền nhà xưởng một lần nữa.
Lưu ý sử dụng hóa chất cho từng loại sàn nhà khác nhau đảm bảo không ảnh hưởng đến nền nhà, gạch lát sàn.
Bước 5: Kiểm tra tổng thể
Sau khi hoàn tất vệ sinh tất cả các khu vực người giám sát sẽ tiến hành kiểm tra lại một lần nữa toàn bộ các ngóc ngách trong nhà xưởng. Nếu phát hiện vị trí nào còn bám bụi bẩn hoặc vệ sinh chưa kỹ thì cần thực hiện lại. Kết quả nghiệm thu cho quy trình vệ sinh nhà xưởng là mọi khu vực đều được làm sạch, đảm bảo không còn bất kỳ một chút bụi bẩn, dầu mỡ, hóa chất nào.
Một số lưu ý khi thực hiện vệ sinh nhà xưởng
Để quá trình vệ sinh nhà xưởng diễn ra an toàn và đúng quy chuẩn cần chú ý một số vấn đề sau:
- Trước khi tiến hành vệ sinh cần dừng hoạt động trong nhà xưởng. Máy móc, nguyên liệu, thiết bị có trong nhà xưởng phải được tập trung gọn lại ở một vị trí riêng. Kiểm kê số lượng, kiểm tra chất lượng của các thiết bị này.
- Đội ngũ thực hiện việc vệ sinh cần được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ như ủng, giày, găng tay, mũ, áo,...
- Tùy vào chất liệu kết cấu của vị trí, máy móc, thiết bị cần làm vệ sinh mà lựa chọn hóa chất và phương pháp làm vệ sinh phù hợp. Không được sử dụng nước để làm sạch các loại máy móc, thiết bị điện.
Trên đây là những thông tin về quy trình vệ sinh nhà xưởng dành cho doanh nghiệp. Để đảm bảo mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra suôn sẻ thì việc xây dựng kế hoạch vệ sinh nhà xưởng định kỳ là việc vô cùng quan trọng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tìm thuê các đơn vị thi công vệ sinh chuyên nghiệp thực hiện công việc này.
Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp
Ms. Công nhân