Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp
20.02.2023 724 doantrangbc
Báo cáo về an toàn vệ sinh lao động là công việc bắt buộc mà các doanh nghiệp cần thực hiện mỗi năm một lần. Cùng Vieclamnhamay.vn tham khảo mẫu báo cáo an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp mới nhất năm 2023.
Báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động là bản tổng kết; đánh giá, tổng hợp các thông tin về công tác an toàn, vệ sinh lao động của doanh nghiệp trình lên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Sở Y tế quản lý; giám sát công tác an toàn vệ sinh lao động của các cơ sở.
Mục tiêu của công tác an toàn vệ sinh lao động (AT-VSLĐ)
Mục tiêu của công tác AT-VSLĐ là thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, pháp luật, tổ chức, hành chính, kinh tế - xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, tạo nên một điều kiện lao động tiện nghi, thuận lợi và môi trường lao động ngày càng được cải thiện tốt hơn để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (TNLĐ và BNN), hạn chế ốm đau và giảm sút sức khoẻ cũng như những thiệt hại khác đối với người lao động (NLĐ), nhằm bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng NLĐ, trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động và bảo vệ môi trường.
Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp
Tải Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp mới nhất năm 2023: Tại đây!
Lưu ý khi trình bày báo cáo an toàn vệ sinh lao động
Trong quá trình trình bày báo cáo AT-VSLĐ, doanh nghiệp cần chú ý các vấn đề sau:
- Báo cáo cần được trình bày đúng theo mẫu được quy định tại phụ lục II căn cứ theo thông tư số 07 của Bộ lao động thương binh và xã hội năm 2016.
- Nội dung báo cần cần được thực hiện đầy đủ, trình bày cụ thể - rõ ràng - chính xác nhất.
- Báo cáo phải được thực hiện và nộp đúng thời hạn, nơi quy định.
Các loại báo cáo mà DN cần nộp trong công tác an toàn vệ sinh lao động
Bên cạnh nộp báo cáo AT-VSLĐ 1 năm 1 lần như trên. Doanh nghiệp còn cần nộp thêm các loại báo cáo khác có trong nội dung của báo cáo an toàn vệ sinh lao động. Đó là:
- Báo cáo thông tin về tai nạn lao động: Báo cáo này được thực hiện định kỳ 6 tháng 1 lần, nộp về sở thương binh lao động và xã hội, thời gian nộp quy định là trước ngày 05/07 và ngày 10/01.
- Báo cáo thống kê chi tiết về sức khỏe đối với người lao động: Báo cáo được gửi về trung tâm y tế hoặc các đơn vị quản lý thuộc y tế nơi mà doanh nghiệp hoạt động. Thời hạn nộp báo cáo là trước ngày 05/07 hoặc 10/01.
- Báo cáo về tình hình bệnh nghề nghiệp của lao động, được gửi về cơ sở y tế cấp tỉnh hằng năm.
- Báo cáo về số liệu thống kê quan trắc môi trường: Được gửi về sở tài nguyên và môi trường cấp huyện hoặc ban quản lý khu công nghiệp. Thời hạn nộp báo cáo trước ngày 30/01.
Mức xử phạt khi vi phạm quy định an toàn vệ sinh lao động
Căn cứ theo nghị định số 28 của chính phủ các hành vi vi phạm việc báo cáo an toàn vệ sinh lao động sẽ chịu các mức xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng đối với người lao động thiếu trách nhiệm trong việc báo cáo tình hình an toàn vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động, gây ra hậu quả nghiêm trọng như mất an toàn vệ sinh lao động; bệnh nghề nghiệp và các vụ tai nạn lao động.
- Chịu mức phạt từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động trong các trường hợp: Thực hiện báo cáo an toàn vệ sinh sai sự thật, thiếu nội dung hay nộp muộn hơn thời gian quy định.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi không thực hiện nộp và thống kê các loại báo cáo về tình hình các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và sự cố kỹ thuật gây ra hậu quả nghiêm trọng về an toàn và vệ sinh lao động.
Cảnh báo 8 tai nạn lao động thường gặp ở Công trường xây dựng
Ms. Công nhân (Tổng hợp)