Quy trình may là gì? Phương pháp xây dựng quy trình may chi tiết
27.02.2023 2212 hongthuy95
MỤC LỤC
Mọi công việc muốn trơn tru và hiệu quả cần được xây dựng và tuân thủ thực hiện theo quy trình. May sản phẩm cũng vậy. Chuyền trưởng, nhân viên may mẫu cho đến công nhân may từng công đoạn phải nắm rõ và thực hiện đúng - đủ quy trình may phụ trách, đảm bảo bán thành phẩm, thành phẩm hoàn thiện đạt yêu cầu. Vậy quy trình may là gì? Phương pháp xây dựng quy trình may chi tiết ra sao?
Quy trình may là gì?
Quy trình may là một quá trình sản xuất chi tiết, được sử dụng để tạo ra một sản phẩm may hoàn chỉnh; nó có thể là bảng/ văn bản liệt kê tất cả các bước công việc cần làm, cho từng công đoạn tương ứng với từng bậc thợ và vị trí công việc đảm nhận, được sắp xếp và bố trí theo trình tự hợp lý nhất để hoàn thành sản phẩm may hoàn chỉnh, trong thời gian nhanh nhất.
Quy trình may cơ bản thường bao gồm các công đoạn chính yếu như: công đoạn chuẩn bị, công đoạn may, công đoạn in ấn, công đoạn khâu, công đoạn hoàn thiện.
Cơ sở nào dùng phân tích - xây dựng quy trình may?
Việc xây dựng quy trình may không chỉ dựa vào kinh nghiệm chủ quan của cá nhân người đảm nhận, mà sẽ dựa vào 3 cơ sở sau:
+ Sản phẩm mẫu: cần dựa vào sản phẩm mẫu đã duyệt để phân tích cụ thể các chi tiết của sản phẩm, tránh tình trạng thiếu công đoạn cũng như nhìn ra những điểm sai dễ mắc phải để đưa ra giải pháp hạn chế, giảm bớt sai sót trong quy trình may thực tế.
+ Tài liệu kỹ thuật: đây là văn bản pháp lý được tham khảo và sử dụng trong quá trình sản xuất, do đó, việc căn cứ vào đó để phân tích và xây dựng quy trình may đảm bảo chính xác hơn.
+ Kinh nghiệm chuyên môn: kết hợp kiến thức trực quan và kinh nghiệm thực tế giúp việc xây dựng quy trình may, xử lý công việc đạt hiệu quả cao hơn, chính xác hơn, thời gian hoàn thành cũng nhanh hơn.
Phương pháp xây dựng quy trình may chi tiết
Bao gồm:
+ Phân tích các công đoạn
Là phân tích tách nhỏ, chi tiết trình tự các thao tác cắt, may, lắp ráp sản phẩm để tiện cho việc phân chia công đoạn trong quá trình sản xuất.
+ Đo thời gian hoàn thành từng công đoạn
Đo thời gian làm việc chuẩn để hoàn thành xong công đoạn nhất định là cần thiết, để tiện cho việc cân đối lao động trên chuyền, hay tính đơn giá cho mỗi công đoạn, kế hoạch hoàn thành đơn hàng…
+ Liệt kê thiết bị và dụng cụ may cho mỗi công đoạn
Cần ghi rõ thiết bị và dụng cụ cần thiết để thực hiện các công đoạn may, để tiện cho việc tính toán máy móc và chi phí một cách cụ thể, chính xác, tối ưu, tiết kiệm.
+ Xác định cấp bậc thợ cho từng công đoạn
Dựa vào tính phức tạp của từng công đoạn để xác định cấp bậc thợ đảm nhận từng công việc cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả cao nhất.
+ Xác định mức năng suất thực hiện trên mỗi công đoạn
Làm căn cứ tính năng suất làm việc cho từng đầu người và năng suất của cả tổ, nhóm trong 1 ca làm việc, từ đó đánh giá hiệu quả công việc để xét duyệt lương, thưởng phù hợp.
Nội dung bảng quy trình may chi tiết
Sau đây là mẫu bảng quy trình may chi tiết để tham khảo:
BẢNG QUY TRÌNH MAY
STT |
Công đoạn may |
Cấp bậc thợ |
Thời gian |
Thiết bị, dụng cụ |
Ghi chú |
01 |
|
|
|
|
|
02 |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
Cụ thể:
- STT: là số thứ tự, viết theo số thứ tự của công đoạn trong quy trình may
- Công đoạn may: viết theo trình tự phân tích sản phẩm
- Cấp bậc thợ: tùy theo mức độ phức tạp của từng công đoạn may mà bố trí cho phù hợp
- Thời gian của các công đoạn may: theo khảo sát từ thực tế bấm giờ, đo thời gian hoàn thành từng công đoạn
- Thiết bị, dụng cụ: căn cứ vào sản phẩm mẫu, tài liệu kỹ thuật, yêu cầu của đơn hàng để thực hiện.
Trên đây là khái niệm quy trình may là gì, phương pháp xây dựng quy trình may cũng như mẫu bảng quy trình may chi tiết… hy vọng sẽ hữu ích. Xây dựng quy trình may giúp phân chia công việc cũng như thực hiện công việc trở nên trực quan và hiệu quả hơn.
Ms. Công nhân