Tại sao phần lớn công nhân trẻ không muốn gắn bó với nhà máy?

23.02.2024 724 hongthuy95

Việt Nam nổi tiếng có nguồn lao động dồi dào, rẻ, trẻ và khỏe. Các doanh nghiệp từ đó mà dễ dàng trong khâu thu hút và tuyển dụng đối tượng lao động đại trà này. Tuy nhiên, tuyển mới thì dễ - thế nhưng giữ chân lại khó. Tại sao vậy?

tại sao công nhân trẻ không muốn gắn bó với nhà máy

Giữ chân lao động trẻ: không chỉ cần lương và chế độ tốt

Mọi dân lao động nào đi làm thuê cũng kỳ vọng rồi bị thu hút bởi công ty có mức lương cao và chế độ đãi ngộ đa dạng, hấp dẫn. Tuy nhiên, những đối tượng lao động “đặc thù” lại cần nhiều hơn thế để có thể làm cho hài lòng và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Chẳng hạn: nếu lao động đã có gia đình, nhất là công nhân nữ cảm thấy yên tâm và trân trọng công ty vì quan tâm đến chỗ ở, chế độ dinh dưỡng và đặc biệt là chuyện học hành của con họ - thì lao động trẻ tuổi lại đề cao đời sống tinh thần, điều làm họ thoải mái và vui vẻ để làm việc, cống hiến mỗi ngày.

Không phải lương, đây mới là đãi ngộ giữ chân công nhân làm việc suốt đời cho nhà máy

Khảo sát nhanh 500 công nhân trong độ tuổi 18-30 tại 1 công ty giày da, thuộc KCN ở Bình Dương; phần đa cho rằng mức lương thấp - chế độ đãi ngộ chưa đủ tốt và đời sống tih thần nghèo nàn là 3 lý do chủ yếu khiến nhóm đối tượng lao động trẻ không muốn gắn bó lâu dài với nhà máy.

Lương thấp trong khi quá nhiều khỏan phải chi, đặc biệt nhóm lao động trẻ rất hay tụ tập bạn bè sau giờ làm hay vào cuối tuần nên chi ra một khoản không nhỏ.

Chế độ đãi ngộ không nhiều, lại kém hấp dẫn dễ khiến công nhân thiếu tinh thần làm việc và cống hiến; những nơi không có cơ hội thăng tiến từ vị trí công nhân lên tổ trưởng hay chuyền trưởng, quản đốc cũng làm lao động làm việc lâu năm sinh ra chán nản…

Tệ nhất là đời sống tinh thần không cải thiện, công nhân hàng ngày chỉ đi làm rồi ra về mà không có bất kì một hoạt động giải trí, sinh hoạt tập thể nào vừa tạo không khí nhàm chán, làm việc kém năng suất lại không củng cố được tình cảm đồng nghiệp.

“Lương cơ bản 4,5 triệu đồng/tháng; thêm phụ cấp 500.000đ, tăng ca thường xuyên thì được 1,5 triệu => tổng thu nhập cao nhất chỉ khoảng 6,5 triệu/tháng trong khi riêng tiền thuê trọ, điện, nước… đã tốn trên 1,2 triệu đồng mỗi tháng rồi. Thật sự, mức lương này không đủ để chi trả mọi khoản sinh hoạt phí bắt buộc, chứ chưa nghĩ đến để dư”, chị Trang, công nhân giày da bộc bạch.

Còn trẻ nên chuyển việc

Năm 2022, công ty ít việc do vẫn còn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, chị Kim thường xuyên bị cho nghỉ việc không lương và được hỗ trợ gần 2 triệu đồng/tháng. Khi đó, chị đã tính đến chuyện sẽ nghỉ việc, xin làm công nhân tại một khu công nghiệp khác với hy vọng có việc làm đều, cải thiện thu nhập sớm.

Tuy được tăng ca, thu nhập mức 8 triệu đồng/tháng nhưng anh Nhân (công nhân may) cũng xuất hiện ý định chuyển việc. Bởi cuộc sống chỉ quẩn quanh nhà máy - phòng trọ đã khiến anh ngán ngẫm từ lâu. Không chỉ vậy, gánh nặng kinh tế khi phải nuôi sống cả gia đình 4 người, cùng 1 anh trai mắc bạo bệnh ở quê càng khiến anh quyết tâm tìm lối đi khác, cho mức lương và nhiều chính sách tốt hơn.

“Đa số công nhân làm cùng tôi đều từng hoặc đang có ý làm một thời gian ở công ty rồi nghỉ, tìm công việc khác ở công ty tốt hơn. Bây giờ mình còn trẻ, còn có thể chuyển việc, biết đâu sẽ có nơi đáp ứng được kỳ vọng. Còn những công nhân có gia đình, lớn tuổi, lại mang trên vai nhiều áp lực sẽ rất khó để ra quyết định nghỉ việc” - anh Nhân bộc bạch.

tại sao công nhân trẻ không muốn gắn bó với nhà máy
Công nhân sẽ thú thú làm việc và gắn bó lâu dài nếu công ty có chế độ đãi gộ tốt

Báo cáo từ VCCI, thời gian trung bình mà 1 lao động gắn bó với doanh nghiệp là khoảng 1-3 năm trong khi cần vài tháng đầu để công ty đào tạo, giám sát, kiểm tra và nâng cao tay nghề.

Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, phía người sử dụng lao động cũng cần quan tâm hơn đến nguyện vọng và đời sống tinh thần của người lao động, thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện, các cuộc khảo sát để lắng nghe tâm tư, mong mỏi của họ từ đó đánh giá lại mức độ phù hợp và kịp thời điều chỉnh nếu hợp lý. Bởi lẽ, chi phí đào tạo cao hơn nhiều chi phí tuyển mới, tuyển đi tuyển lại càng tốn kém hơn.

Ms. Công nhân

4.2 (22 đánh giá)
Tại sao phần lớn công nhân trẻ không muốn gắn bó với nhà máy? Tại sao phần lớn công nhân trẻ không muốn gắn bó với nhà máy?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chi tiết quá trình chuẩn bị và phân công triển khai sản xuất trong phân xưởng

Chi tiết quá trình chuẩn bị và phân công triển khai sản xuất trong phân xưở...

Một đơn hàng nhận từ đối tác sẽ được phân xưởng lên kế hoạch và triển khai sản xuất chi tiết. Theo đó, từng bộ phận, vị trí sẽ tiến hành thực hiện nhi...

18.11.2024 106

Gọi tên 02 phương thức sản xuất hiện có trong nhà máy, xí nghiệp

Gọi tên 02 phương thức sản xuất hiện có trong nhà máy, xí nghiệp

Mọi nhà máy, phân xưởng đều nỗ lực tìm kiếm và gia tăng đơn hàng để tăng gia sản xuất, tăng doanh thu và lợi nhuận. Người lao động vì thế cũng được hư...

30.10.2024 112

Nên hay không thỏa thuận trả lương theo sản phẩm cho người lao động?

Nên hay không thỏa thuận trả lương theo sản phẩm cho người lao động?

Nhiều người chỉ muốn được nhận lương cố định hàng tháng theo thỏa thuận trong khi số khác lại yêu cầu chi trả lương dựa trên tổng sản phẩm đạt chuẩn l...

29.10.2024 114

Chiến lược giảm thuế và 08 giải pháp hữu hiệu cho doanh nghiệp

Chiến lược giảm thuế và 08 giải pháp hữu hiệu cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp nào cũng muốn tối ưu mức thuế phải đóng theo quy định. Chiến lược giảm thuế vì thế mà cần thiết và cực kỳ quan trọng. Vậy chiến lược giảm...

26.09.2024 158