Không Dùng Tư Duy Ban Ơn Để Thu Hút Nhân Tài
03.01.2018 3968 trangthunb93
Thu hút nhân tài là một trong những chiến lược quan trọng của mỗi địa phương trong mục tiêu thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Tuy nhiên, hầu hết các địa phương đó đều áp dụng thu hút nhân tài theo kiểu tư duy ban ơn, tức chưa đáp ứng được những lợi ích chung cho cả hai bên. Vậy tư duy ban ơn là gì? Tại sao lại không được dùng tư duy ban ơn để thu hút nhân tài? Hãy tìm hiểu cùng Tuyencongnhan.vn!
Tư duy ban ơn là gì?
Theo các chuyên gia đầu ngành, việc thu hút nhân tài có chuyên môn và năng lực về cống hiến cho địa phương nhằm xây dựng và phát triển mạnh mẽ nền kinh tế - xã hội là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay, không ít địa phương vẫn đang áp dụng chính sách thu hút nhân tài theo kiểu tư duy ban ơn. Nghĩa là, những nhân tài khi về đầu quân cho địa phương thì địa phương đó lại áp đặt suy nghĩ rằng vì họ không thể tìm được việc làm tốt hơn nên mới tìm đến đây làm việc; hoặc khi người tài về đầu quân tại địa phương thì các cấp lãnh đạo lại bố trí, phân bổ cho họ những công việc không hợp lý, không phù hợp với chuyên môn và khả năng của họ,... từ đó có thể để lại các hệ lụy như nhân tài không phát huy hết năng lực của bản thân, chính sách thu hút nhân tài không đạt được thành quả như mong đợi,...
Tại sao không được dùng tư duy ban ơn để thu hút nhân tài?
Việc thu hút nhân tài theo kiểu tư duy ban ơn không chỉ làm hạn chế nhiều lợi ích thiết thực trong việc phân công đúng người - đúng việc, tận dụng tối đa nguồn nhân tài hiện có để xây dựng kinh tế - xã hội ngày càng vững mạnh,... mà còn không tạo được sức hút để các nhân tài tìm đến.
Tham khảo thêm: 5 bí quyết giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài
Làm gì để thu hút nhân tài?
Cũng theo các chuyên gia, một trong những giải pháp nhằm thu hút nhân tài là đổi mới tư duy, đưa ra nhiều chính sách thiết thực để thực hiện mục tiêu xây dựng kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Cụ thể:
- Các chuyên gia cho rằng, điều tiên quyết trong việc thu hút nhân tài là địa phương phải biết kết hợp chặt chẽ giữa trọng thị - trọng dụng - trọng đãi. Ba vấn đề này có liên hệ hữu cơ với nhau trong từng thời điểm, từng lĩnh vực, tác động qua lại và bổ sung cho nhau, không được bỏ qua khâu nào.
- Mặt khác, muốn thu hút nhân tài thì phải phân công họ theo đúng vị trí, nghĩa là phải để họ biết mình cần giải quyết những công việc cụ thể gì. Chỉ khi sự phân công là phù hợp với trình độ và kỹ năng thì họ mới có thể phát huy tối đa năng lực của mình.
- Ngoài ra, bên cạnh việc quan tâm, hỗ trợ về mặt tài chính (lương bổng), chính sách (bảo hiểm, các chính sách xã hội liên quan) thì việc chăm lo đến đời sống của người tài và gia đình của họ (hỗ trợ xây nhà, cơm ca) cũng là một cách để họ thêm tin tưởng và gắn bó lâu dài để cống hiến cho địa phương. Đó hoàn toàn là những chính sách đúng đắn, phù hợp để các nhân tài yên tâm làm việc mỗi ngày.
- Một cách phổ biến nữa trong chính sách thu hút nhân tài là việc các địa phương luôn nỗ lực tìm kiếm, phát hiện và ra sức đào tạo nguồn nhân lực tiềm năng bằng cách gửi họ đi đào tạo tại các địa phương, các nước phát triển hơn, góp phần xây dựng đội ngũ nhân tài đa dạng - chất lượng - hiệu quả. Tuy nhiên, nên lưu ý việc đề ra các yêu cầu, thỏa thuận cụ thể giữa địa phương và người được đưa đi đào tạo, tránh trường hợp sau khi kết thúc khóa học, những người này lại không muốn quay về địa phương để cống hiến.
Xem thêm: 3 Bí Quyết Nâng Cao Chất Lượng Tuyển Dụng Mọi Doanh Nghiệp Nên Biết
Ms. Công nhân