Tìm hiểu các chất liệu da phổ biến trong sản xuất giày dép

23.03.2023 5227 doantrangbc

Da là nguyên liệu quen thuộc trong ngành công nghiệp sản xuất giày dép. Cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu những chất liệu da được sử dụng phổ biến hiện nay.

Tìm hiểu các chất liệu da phổ biến trong sản xuất  giày dép

Da được sử dụng để làm các bộ phận nào của giày dép?

Một đôi giày không hẳn chỉ sử dụng duy nhất một chất liệu là da. Nó có thể có sự kết hợp giữa nhiều chất liệu khác nhau, tuy nhiên da có thể sử dụng cho tất cả các bộ phận của giày dép như::

  • Đế ngoài giày (phần chạm đất)

  • Đế trong giày

  • Gót dày

  • Lớp lót giày

  • Phần thân giày(phần còn lại của giày, không bao gồm những bộ phận trên)

Các chất liệu da giày phổ biến

Chất liệu da thật

Da thật - loại nguyên liệu được làm từ da động vật, là loại da tốt nhất, có độ bền cao và theo đó nó thường có mức giá cao. Da thật còn có cách gọi khác đó là da thuộc, nhờ quá trình thuộc da mà da thật sẽ không bị mục nát theo thời gian, giúp bề mặt da bóng đẹp bền lâu hơn ngay cả sử dụng về lâu dài.

Da bò

Da bò là loại da được sử dụng phổ biến nhất làm giày dép. Lỗ chân lông của da bò hình tròn thẳng. Không khít lại với nhau và được phân bố đồng đều. Kết cấu hạt và sợi da chặt chẽ, mỏng, nhẹ. Dễ bảo quản hơn các loại da khác. Chính vì những ưu điểm này mà da giày trở thành nguyên liệu được nhiều xưởng sản xuất giày da Việt Nam lựa chọn.

Da dê

Da dê cũng nằm trong danh sách các loại da phổ biến trong sản xuất giày dép. Nhất là đối với giày dép của phụ nữ. Loại da này khá mềm, mịn, dai và co giãn tốt. Nhìn gần, bề mặt da dê có các đường vân hình vòng cung. Trên mỗi dải vân có từ 2 đến 3 lỗ chân lông khá to. Bao xung quanh là những lỗ chân lông nhỏ hơn.

Da trâu

Da trâu có lỗ chân lông to, số lỗ ít, chất da mềm và nhão hơn da bò. Tuy bề mặt không được mịn bóng và đẹp như da bò. Nhưng bởi chất liệu da này tương đối chắc chắn, bền đẹp theo thời gian nên loại da này vẫn được dùng nhiều trong ngành công nghiệp sản xuất giày dép.

Da lợn

Bề mặt da lợn khá thô và cứng. Lỗ chân lông to đậm, 3 lỗ thành 1 cụm. Tuy nhiên với các ưu điểm như chi phí thấp, dễ thuộc và là nguyên liệu dễ dàng chấp nhận mọi loại thuốc nhuộm đủ màu sắc khi sản xuất giày dép cho phụ nữ. Gần đây, nhờ sự phát triển của công nghệ tiên tiến hiện đại, con người có thể sản xuất ra những loại giả da có tính chất như da lợn thật và cũng đã trở nên rất phổ biến.

Tìm hiểu các chất liệu da phổ biến trong sản xuất  giày dép

Chất liệu giả da

Da giả là những chất liệu nhân tạo có vẻ ngoài giống như da. Với chi phí sản xuất ít tốn kém nhưng vẫn mang nhiều ưu điểm của da thật. Chất liệu giả da đang được nhiều xưởng sản xuất giày da Việt Nam ứng dụng vì ít gây hại cho động vật lại cung cấp được nguồn hàng tầm trung.

Simili

Đây hẳn là chất da làm giày giả da được biết đến nhiều nhất. Simili thực chất là một tấm vải được dệt từ sợi Polyester, sau đó nhuộm thêm 1 đến 2 lớp nhựa PVC để tạo sự liên kết giữa tấm vải và lớp nhựa. Tấm liên kết này được đưa qua công đoạn tạo vân trên bề mặt và cuối cùng là nhuộm màu giúp cho sản phẩm đẹp và trơn láng hơn. Simili thường cứng, khó lau chùi nên thường dùng để sản xuất những đôi giày dép có giá thành thấp. Có thể dễ dang phân biệt loại nguyên liệu này qua mùi và độ bóng đặc trưng.

Da PU (Da nhựa dẻo)

Da PU chính là Simili đã được phủ lên lớp nhựa Polyurethane (PU). Tính chất của da PU mềm gần giống da thật, bền và dẻo, dễ lau chùi, dễ bảo quản, có độ bền cao hơn simili.

Bên cạnh đó, các sản phẩm được tạo ra từ PU còn mang tính thời trang cao, đa dạng về màu sắc với giá cả phải chăng, không bằng một nửa so với da thật.

Bản chất da PU khá mỏng, nên vào mùa đông sẽ không thể giữ ấm như da thật. Chất PU có thể đem lại cảm giác không thoải mái, vì bí hơi do không có các lỗ nhỏ như da thật. Da PU dễ bị nổ khi dùng lâu hoặc tiếp xúc ánh sáng mặt trời và nhiệt độ cao nhiều, thành các mảng bong tróc.

Bonded leather (Da ép)

Da ép hay còn gọi là da cán si, da tái tổ hợp. Da ép có cấu trúc gồm 3 lớp: Lớp nền bên dưới là vải sợi fiber (hoặc là bột giấy paper). Lớp ở giữa làm từ bột da hoặc da vụn. Cuối cùng là lớp trên cùng với công nghệ dập nổi polyurethane cho giống với vân da thật.

Việc sử dụng da ép làm giảm rác thải trong quá trình sản xuất đồ da thành các sản phẩm, tác động tốt đến môi trường. Tuy có sử dụng lớp cốt da thật nhưng để chất liệu này bền hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đầu tiên là tùy vào tỷ lệ phần trăm của da tự nhiên được trộn vào thành phẩm. Ngoài ra, vì có sự sự chênh lệch về độ bền giữa các lớp cấu trúc, nên nếu điều kiện môi trường thay đổi hoặc sử dụng không đúng cách có thể khiến cho phần liên kết giữa 2 phần này kém đi. Dẫn đến hiện tượng  bong tróc hoặc nứt nẻ.

Ngành Công nghệ da giày và 6 Thông tin hữu ích cần biết

Ms. Công nhân

4.7 (447 đánh giá)
Tìm hiểu các chất liệu da phổ biến trong sản xuất giày dép Tìm hiểu các chất liệu da phổ biến trong sản xuất  giày dép

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chi tiết danh mục dụng cụ nghề may: Mô tả - Sử dụng - Bảo quản

Chi tiết danh mục dụng cụ nghề may: Mô tả - Sử dụng - Bảo quản

Nhiều bạn trẻ dự định bắt đầu công việc với nghề may nhưng hoang mang chưa biết sẽ làm việc với những công cụ, dụng cụ nào – cách sử dụng và bảo quản...

04.11.2024 131

[Hay và Hiếm] Tải ngay Tài liệu An toàn lao động ngành giày da

[Hay và Hiếm] Tải ngay Tài liệu An toàn lao động ngành giày da

Mọi lĩnh vực, ngành nghề tổ chức sản xuất, kinh doanh đều yêu cầu đảm bảo an toàn lao động. Ngành giày da với nhu cầu nhân sự cao, số lượng người lao...

28.10.2024 119

Liệt kê danh mục nguyên phụ liệu và hóa chất ngành giày da

Liệt kê danh mục nguyên phụ liệu và hóa chất ngành giày da

Nếu nguyên phụ liệu ngành may là tập hợp vải cùng các phụ kiện khác làm nên sản phẩm hàng may mặc hoàn chỉnh thì nguyên phụ liệu ngành giày da sẽ gồm...

23.10.2024 272

Ghi nhớ 08 Tiêu chuẩn An toàn lao động trong nhà xưởng

Ghi nhớ 08 Tiêu chuẩn An toàn lao động trong nhà xưởng

An toàn lao động là quy định hàng đầu buộc doanh nghiệp lẫn người lao động phải tuân thủ để đảm bảo môi trường làm việc an toàn và thân thiện, góp phầ...

23.10.2024 160