Tìm hiểu cơ cấu tổ chức nhân sự trong nhà máy
14.12.2018 27172 bientap
Bạn đang tìm hiểu về cơ cấu tổ chức nhân sự trong nhà máy? Bạn muốn biết một nhà máy thường gồm các bộ phận nào, có những nhân viên nào phụ trách? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây của Tuyencongnhan.vn.
► Các kiểu cơ cấu tổ chức nhân sự trong doanh nghiệp
- Cơ cấu tổ chức theo trực tuyến
Đặc điểm của cơ cấu tổ chức này: người thừa hành nhận lệnh từ 1 người phụ trách trực tiếp – là một mắt xích trong dây chuyền quản trị của doanh nghiệp, ra quyết định cho cấp dưới trực tiếp và nhận báo cáo công việc của họ.
- Cơ cấu tổ chức theo chức năng
Ưu điểm của mô hình theo chức năng là giúp chuyên môn hóa các chức năng quản lý chuyên sâu, tránh sự chồng chéo – chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phận.
- Cơ cấu tổ chức kết hợp trực tuyến – chức năng
Với sự kết hợp này, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới là một đường thẳng – còn các bộ phận chức năng đảm nhận nhiệm vụ thực hiện các chỉ dẫn và kiểm tra tình hình hoạt động của các bộ phận trực tuyến.
- Cơ cấu theo trực tuyến – tham mưu
Mô hình này cho phép nhà lãnh đạo sử dụng tốt các tài năng – chuyên môn của các chuyên gia – giúp giảm bớt sự phức tạp trong cơ cấu tổ chức. Nhưng đòi hỏi nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần phải tuyển chọn được các chuyên gia giỏi – am hiểu sâu trong các lĩnh vực.
- Cơ cấu ma trận
Trong cơ cấu tổ chức nhân sự theo ma trận, mỗi vị trí trong doanh nghiệp chịu sự quản lý của 2 người: quản lý bộ phận chuyên môn và lãnh đạo chung.
► Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức nhân sự trong doanh nghiệp
Việc hình thành cơ cấu tổ chức hay tái cơ cấu bộ máy nhân sự trong một doanh nghiệp chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau và thường được phân thành 2 nhóm:
- Các yếu tố khách quan
- Quy định của nhà nước về cơ cấu hệ thống tố chức theo loại hình doanh nghiệp.
- Trình độ kỹ thuật – công nghệ - mức độ trang bị lao động.
- Địa bàn - môi trường hoạt động của doanh nghiệp.
- Khối lượng công việc
- Các yếu tố chủ quan
- Trình độ của nhà lãnh đạo cao nhất, năng lực của cán bộ tại bộ phận tham mưu tổ chức.
- Mục tiêu, phương hướng của doanh nghiệp.
- Quan hệ lao động bên trong tổ chức.
- Ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức cũ.
Khi các yếu tố khách quan hay chủ quan thay đổi thì doanh nghiệp sẽ cần phải điều chỉnh cơ cấu tổ chức cho phù hợp: thêm một số bộ phận, sáp nhâp, giải thể…
► Tìm hiểu cơ cấu tổ chức nhân sự trong nhà máy
“Cơ cấu tổ chức nhân sự trong nhà máy” ở đây được hiểu dưới tư cách pháp nhân là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất - kinh doanh. Như đã trình bày ở phần trên, hiện có rất nhiều kiểu cơ cấu tổ chức doanh nghiệp cũng như nhiều yếu tố khách quan – chủ quan khác nhau tác động đến việc tổ chức bộ máy nhân sự của một nhà máy – nên thật khó để đưa ra một sơ đồ cơ cấu tổ nhân sự trong một nhà máy hoàn chỉnh và thống nhất.
Với bài viết này, Tuyencongnhan.vn sẽ căn cứ vào tình hình thực tế (chủ yếu là cơ cấu theo chức năng) để giới thiệu đến bạn một mô hình cơ cấu tổ chức nhân sự thường gặp trong các nhà máy sản xuất hiện nay.
- Hội đồng quản trị: quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý, các phương án đầu tư – mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Ban kiểm soát: kiểm tra – giám sát hoạt động sản xuất – kinh doanh, tính toán hợp lý – chính xác các số liệu, các vấn đề quản lý và điều hành hoạt động của công ty.
- Ban giám đốc: gồm 1 Giám đốc điều hành và 3 Phó Giám đốc.
+ Giám đốc điều hành (+ Trợ lý/ Thư ký) giữ vai trò lãnh đạo toàn công ty, chịu toàn bộ trách nhiệm hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Phó Giám đốc sản xuất – kỹ thuật
+ Phó Giám đốc kinh doanh – Marketing
+ Phó Giám đốc hành chính tổng hợp
Mỗi Phó Giám đốc sẽ phụ trách quản lý các phòng ban liên quan:
⇒ Phó Giám đốc sản xuất – kỹ thuật (+ Trợ lý/ Thư ký) chịu trách nhiệm quản lý:
♦ Phòng sản xuất
Đứng đầu là Trưởng phòng sản xuất:
- Nhân viên kế hoạch sản xuất
- Quản đốc xưởng => Tổ trưởng sản xuất (tổ trưởng chuyền) => Công nhân
♦ Phòng Quản lý chất lượng
Đứng đầu là Trưởng phòng quản lý chất lượng:
♦ Phòng cung ứng – xuất nhập khẩu
Đứng đầu là Trưởng phòng cung ứng – xuất nhập khẩu:
- Nhân viên thu mua
- Nhân viên xuất nhập khẩu
- Thủ kho.
♦ Phòng kỹ thuật – bảo trì
Đứng đầu là Trưởng phòng kỹ thuật – bảo trì
- Tổ trưởng IT => Nhân viên IT
- Tổ trưởng bảo trì điện – nước => Nhân viên bảo trì điện nước
- Tổ trưởng bảo trì máy móc, thiết bị => Nhân viên bảo trì máy móc, thiết bị
- Nhân viên vận hành hệ thống xử lý nước thải
♦ Phòng Nghiên cứu và Phát triển (R&D)
Đứng đầu là Trưởng phòng R&D:
- Tổ trưởng R&D sản phẩm => Các chuyên viên R&D trực thuộc
- Tổ trưởng R&D công nghệ => Các chuyên viên R&D trực thuộc
- Tổ trưởng R&D bao bì => Các chuyên viên R&D trực thuộc
- Tổ trưởng R&D quy trình => Các chuyên viên R&D trực thuộc
⇒ Phó Giám đốc kinh doanh – Marketing (+ Trợ lý/ Thư ký) chịu trách nhiệm quản lý:
♦ Phòng kinh doanh
- Trưởng phòng kinh doanh => Các nhân viên kinh doanh
♦ Phòng Marketing – truyền thông
- Trưởng phòng Marketing – Truyền thông => Nhân viên Marketing, Nhân viên truyền thông
♦ Phòng thiết kế
- Trưởng phòng thiết kế => Nhân viên thiết kế
⇒ Phó Giám đốc hành chính tổng hợp (+ Trợ lý/ Thư ký) chịu trách nhiệm quản lý:
♦ Phòng Tài chính – kế toán
- Trưởng phòng Tài chính – kế toán => Kế toán trưởng => Các kế toán viên (kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán thuế), Thủ quỹ.
♦ Phòng hành chính - nhân sự
Đứng đầu là Trưởng phòng hành chính – nhân sự:
- Chuyên viên pháp chế
- Nhân viên hành chính – nhân sự
- Nhân viên ER (quản lý quan hệ lao động)
- Nhân viên ESH (Môi trường – an toàn – sức khỏe)
- Nhân viên y tế
- Lái xe cho Giám đốc, lái xe nâng, lái xe vận chuyển nguyên vật liệu - hàng hóa…
- Tổ trưởng bảo vệ => Nhân viên bảo vệ
- Tổ trưởng vệ sinh => Nhân viên vệ sinh, tạp vụ
Trong quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh, các phòng ban trong nhà máy sẽ phối hợp với nhau để thực hiện các nhiệm vụ - yêu cầu công việc chung. Với sự mô tả chi tiết của Tuyencongnhan.vn trong bài viết này, mong rằng đã giúp bạn hình dung được cơ cấu tổ chức nhân sự trong nhà máy thường có những bộ phận, phòng ban, vị trí nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn!
Ms. Công nhân