Tìm hiểu đặc trưng công việc 4 lĩnh vực kế toán thường làm sau khi ra trường

05.11.2018 1532 bientap

Là ứng viên tìm việc kế toán, bạn có biết kế toán thường làm việc trong những lĩnh vực nào? Đặc trưng công việc của từng lĩnh vực đó là gì? Bài viết được Tuyencongnhan.vn chia sẻ sau đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Tìm hiểu đặc trưng công việc 4 lĩnh vực kế toán thường làm sau khi ra trường

Bạn dự định ứng tuyển kế toán vào lĩnh vực nào?

► Kế toán sản xuất

- Làm việc trong các công ty sản xuất các mặt hàng tiêu dùng: may mặc, giày da, nước giải khát, bánh kẹo, thực phẩm đông lạnh…

- Đặc trưng công việc kế toán sản xuất:

  • Nhập số liệu – hạch toán theo quy định của các chính sách kế toán đang được áp dụng hiện hành.
  • Định khoản kế toán – vào sổ sách kế toán với thông tin từ hóa đơn, chứng từ phát sinh từ hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Lập phiếu nhập kho – xuất kho, làm báo cáo nhập - xuất hàng tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm.
  • Tập hợp các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung để lập bảng tính giá thành cho từng thành phẩm nhập kho.
  • Theo dõi tình hình tài chính với các sổ tài khoản liên quan.
  • Hàng tháng, lập bảng trích khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ.
  • Làm bút toán cuối tháng: kết chuyển doanh thu, chi phí… để xác định kết quả kinh doanh, lập bảng cân đối phát sinh tài khoản
  • Kê khai – báo cáo thuế vat định kỳ.
  • Làm báo cáo thuế theo quý, tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý.
  • Làm báo cáo tài chính cuối năm.
  • In chuyển sổ cuối năm: in sổ nhật ký chung, sổ cái và các sổ chi tiết, sổ khấu hao TSCĐ tháng, sổ công cụ dụng cụ tháng, bảng nhập kho hàng hóa tháng, bảng kê xuất kho tháng, bảng kê xuất nhập tồn theo tháng…

Tìm hiểu đặc trưng công việc 4 lĩnh vực kế toán thường làm sau khi ra trường

Đặc trưng công việc của kế toán sản xuất liên quan đến hoạt động xuất – nhập hàng hóa

► Kế toán thương mại – dịch vụ

- Làm việc trong các nhà hàng, khách sạn, công ty du lịch, siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ hàng điện máy - điện tử - điện thoại di động…

- Đặc trưng công việc kế toán thương mại – dịch vụ:

  • Lập hóa đơn chứng từ hợp lệ.
  • Thực hiện việc phân tích các nghiệp vụ kế toán phát sinh, hạch toán vào sổ Nhật ký chung.
  • Lập bảng kê phiếu nhập kho – xuất kho hàng hóa, tiến hành nhập – xuất kho khi có chứng từ phát sinh.
  • Tập hợp các chi phí liên quan, tính giá thành hàng hóa phù hợp.
  • Lập bảng lương cuối tháng, tính lương nhân viên và trích các khoản trích theo lương, thực hiện hạch toán.
  • Cuối tháng, lập bảng trích khấu hao tài sản cố định, bảng phân bổ chi phí trả trước, hạch toán tính khấu hao.
  • Tập hợp chi phí, kết chuyển thuế, kết chuyển doanh thu và xác định kết quả kinh doanh.
  • Lập, tổng hợp số liệu trên bảng cân đối các tài khoản, các loại sổ.
  • Kê khai các loại thuế, làm báo cáo thuế định kỳ - làm thủ tục nộp thuế qua mạng và quyết toán thuế.
  • Lập báo cáo tài chính cuối năm, in các loại sổ sách kế toán kèm theo.

► Kế toán xuất nhập khẩu

- Làm việc trong các công ty chuyên xuất nhập khẩu hàng hóa, công ty logistic

- Đặc trưng công việc kế toán xuất nhập khẩu:

  • Nhập số liệu trên hóa hơn, chứng từ vào sổ nhật ký chung.
  • Tập hợp chi phí, tính giá vốn hàng xuất – nhập khẩu.
  • Tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu.
  • Tính giá nhập kho hàng hóa, xuất kho hàng hóa.
  • Báo nợ, báo có ngân hàng.
  • Lập bảng lương – trả lương nhân viên các bộ phận.
  • Lập bảng tính trích khấu hao TSCĐ, phân bổ chi phí ngắn hạn – dài hạn.
  • Lập báo cáo thuế định kỳ.
  • Đánh giá, xử lý các bút toán chênh lệch tỉ giá trong năm và cuối năm tài chính.
  • Lập các báo cáo tài chính cuối năm, giải trình báo cáo tài chính với cơ quan thuế, quyết toán thuế.

Tìm hiểu đặc trưng công việc 4 lĩnh vực kế toán thường làm sau khi ra trường

Bạn đã nắm được đặc trưng công việc của Kế toán xuất nhập khẩu?

► Kế toán xây dựng

- Làm việc trong công công ty chuyên nhận thi công các công trình xây dựng: khách sạn, trường học, khu công nghiệp, nhà ở…

- Đặc trưng công việc kế toán xây dựng:

  • Nhập số liệu – hạch toán theo quy đinh.
  • Định khoản kế toán vào sổ nhật ký chung.
  • Tập hợp – phân bổ chi phí, tính giá vốn cho từng công trình.
  • Lập phiếu nhập – xuất kho, lập báo cáo nhập xuất hàng tồn tài khoản nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
  • Lập bảng phân bố chi phí sản xuất chung – tính giá thành cho từng công trình.
  • Lập bảng trích khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ từng tháng.
  • Làm các bút toán định kỳ: kết chuyển doanh thu, chi phí,… - xác định kết quả kinh doanh.
  • Làm báo cáo – kê khai thuế GTGT theo định kỳ.
  • Làm báo cáo thuế theo quý, tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Làm báo cáo tài chính cuối năm, in các sổ sách kế toán liên quan.

Trên đây là đặc trưng công việc chung của 4 lĩnh vực mà học viên kế toán thường làm sau khi ra trường, ra nghề. Tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp mà sẽ có nhiều vị trí kế toán viên đảm nhận những công việc chuyên trách (thuế, tiền lương, công nợ, doanh thu…) hay chỉ cần 1 vị trí kế toán tổng hợp. Mong rằng những thông tin được Tuyencongnhan.vn chia sẻ trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn.

Ms. Công nhân

4.6 (516 đánh giá)
Tìm hiểu đặc trưng công việc 4 lĩnh vực kế toán thường làm sau khi ra trường Tìm hiểu đặc trưng công việc 4 lĩnh vực kế toán thường làm sau khi ra trường

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phân biệt nhanh 07 cặp biển báo dễ gây nhầm lẫn khiến lái xe phạm luật

Phân biệt nhanh 07 cặp biển báo dễ gây nhầm lẫn khiến lái xe phạm luật

Nhiều bác tài nói chung, nhất là xế trẻ mới học luật đôi khi bị nhầm lẫn quy định trên các biển báo giao thông dẫn đến vi phạm luật và phải chịu phạt...

13.05.2024 153

Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng và 5 điều cần biết

Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng và 5 điều cần biết

Các công trình xây dựng quy mô, sau khi hoàn thành luôn cần lập và ký biên bản nghiệm thu tương ứng. Vậy có những loại biên bản nghiệm thu công trình...

10.05.2024 103

Danh sách các trường – trung tâm đào tạo ngành Cơ điện tử

Danh sách các trường – trung tâm đào tạo ngành Cơ điện tử

Bạn mong muốn trở thành kỹ sư cơ điện tử, kỹ sư R&D, chuyên viên tư vấn hay lập trình viên và đang tìm kiếm một môi trường đào tạo phù hợp? Vieclamnha...

09.05.2024 33493

Cơ điện tử là gì? Tất tần tật thông tin hữu ích cần biết trước khi chọn ngành - chọn trường cơ điện tử

Cơ điện tử là gì? Tất tần tật thông tin hữu ích cần biết trước khi chọn ngà...

Trong tiến trình phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, ngành cơ điện tử đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Vì vậy, cơ điện tử luôn là một ngành học...

08.05.2024 10179