3 Bí Quyết Nâng Cao Chất Lượng Tuyển Dụng Mọi Doanh Nghiệp Nên Biết

02.01.2018 3030 trangthunb93

Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn hoạt động có hiệu quả đều cần một đội ngũ nhân sự tuyệt vời. Việc tuyển dụng nhân viên tài năng luôn là "bài toán" đau đầu của hầu hết các nhà tuyển dụng. Vậy phải làm gì để nâng cao chất lượng tuyển dụng? Bài viết này, Tuyencongnhan.vn xin chia sẻ 3 cách nâng cao chất lượng tuyển dụng hiệu quả mà doanh nghiệp nào cũng nên biết và tận dụng.

bí quyết nâng cao chất lượng tuyển dụng
Ảnh nguồn Internet

Tận dụng tối đa các nguồn tìm kiếm ứng viên

Dựa vào mối quan hệ của các sếp: hãy nhờ những người đang làm việc tại các vị trí quản lý, cấp cao trong công ty bạn giới thiệu giúp doanh nghiệp những ứng viên tiềm năng như bạn học cũ, đồng nghiệp cũ, người thân ưu tú đã và đang làm cho các công ty khác có nhu cầu tìm việc. Nếu may mắn, công ty bạn sẽ tìm kiếm được những cá nhân xuất sắc với chất lượng tốt từ người đứng ra giới thiệu.

Dựa vào các đối tác: văn phòng luật sư, văn phòng kiểm toán, nhà phân phối hay ngân hàng,... là những đối tác vô cùng hữu hiệu cho doanh nghiệp, không chỉ trong hợp tác kinh doanh thông thường, mà còn là nguồn tìm kiếm nhân tài tiềm năng cho doanh nghiệp. Xem xét xem đối tượng nhân sự đang cần tuyển dụng cần những tố chất, yêu cầu gì,... và thử hỏi thăm những đối tác giao tiếp hằng ngày với bạn. Nếu may mắn, công ty bạn có thể tìm được nguồn nhân sự thực sự phù hợp thông qua những mối quan hệ rộng, phong phú từ phía đối tác.

Dựa vào các website tuyển dụng: đây là nguồn tìm kiếm ứng viên hiệu quả, nhanh chóng và phố biến nhất hiện nay. Chỉ cần truy cập vào trang chủ của các trang web hỗ trợ tuyển dụng uy tín (như Hoteljob.vn, Tuyencongnhan.vn,...) và làm theo hướng dẫn (yêu cầu thông tin của nhà tuyển dụng trên đó phải thật rõ ràng, chi tiết, đồng thời nêu rõ trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ mà ứng viên phải đáp ứng khi ứng tuyển)

Tham khảo thêm: 7 bí quyết giúp doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự thành công

Linh hoạt trong sử dụng các câu để hỏi

Ngoài những câu hỏi thông dụng thường gặp trong bất kỳ một buổi phỏng vấn có nội dung nào như giới thiệu bản thân, điểm mạnh/ điểm yếu, mục tiêu nghề nghiệp, sở thích, kỹ năng,... nhà tuyển dụng cần linh hoạt trong sử dụng các câu để hỏi nhằm khai thác tư duy và cách nhìn nhận, giải quyết vấn đề của các ứng viên để tìm kiếm nhân sự tài năng thực sự phù hợp với yêu cầu công việc. Chẳng hạn:

"Hãy kể cho tôi nghe những lần bạn bất đồng ý kiến với cấp trên của mình về một vấn đề gì đó. Đó là vấn đề gì và bạn đã giải quyết ra sao? Kết quả như thế nào?": Những câu hỏi tình huống luôn được các chuyên viên nhân sự chuyên nghiệp lựa chọn khi phỏng vấn tìm kiếm ứng viên. Câu hỏi dạng này giúp ứng viên bộc lộ hành vi, cách ứng xử với tình huống thực tế đã diễn ra trong quá trình làm việc trước đó; từ đó, giúp nhà tuyển dụng tìm hiểu, nhìn nhận và đánh giá ứng viên sâu hơn và chi tiết hơn.

"Không một ai là hoàn hảo 100%. Vậy bạn nghĩ điều gì giúp bạn trở nên hoàn hảo nhất cho vị trí sắp tới?": thay vì hỏi "ưu/ khuyết điểm lớn nhất của bạn là gì?", câu hỏi này khiến ứng viên tự tin nêu ra điểm mạnh, đồng thời tự động nêu ra điểm yếu song hành của bản thân mà không cần nhà tuyển dụng phải dồn họ vào "chân tường"

Tuy nhiên, trước khi đặt ra bất kỳ câu hỏi nào trong buổi phỏng vấn ứng viên, nhà tuyển dụng cũng hãy tự đặt câu hỏi "Làm thế nào để đánh giá mức độ thành công/ hài lòng của nhân viên mới sau khi họ làm việc được 3, 6 hoặc 12 tháng?" cho chính mình và giải quyết nó trong nội bộ công ty. Dựa trên những câu trả lời được đưa ra, nhà tuyển dụng sẽ xác định được những câu hỏi lý tưởng (tương tự như các câu hỏi trên) sẽ đặt ra cho ứng viên tại buổi phỏng vấn để khai thác tối đa khả năng của ứng viên.

bí quyết nâng cao chất lượng tuyển dụng
Ảnh nguồn Internet

Tránh những sai sót thường gặp khi tuyển dụng

Quyết định theo cảm tính: một chuyên viên nhân sự có năng lực là người được quyền tin vào trực giác của bản thân trong việc tìm kiếm nhân sự nhưng phải tin có căn cứ, tức ứng viên được chọn là người tiềm năng và có khả năng đáp ứng những yêu cầu của công việc sau khi được đào tạo. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp lại hiểu sai điều này dẫn đến nhiều hệ lụy chỉ vì tuyển dụng theo cảm tính. Tốt nhất, hãy thực hiện theo quy trình tuyển dụng chuẩn, đó là: sàng lọc hồ sơ ứng viên thật kỹ lưỡng - xem xét, đánh giá kỹ năng cứng, tay nghề của ứng viên - chắc chắn tuyển dụng những người phù hợp với văn hóa của tổ chức.

Chưa xác định rõ doanh nghiệp thực sự cần gì ở ứng viên: các yêu cầu công việc, trách nhiệm và nghĩa vụ thể hiện rõ nhất qua bản mô tả chi tiết công việc mà vị trí đó phải làm. Chỉ khi xác định được những gì mà doanh nghiệp sẽ cần ở nhân viên tương lai thì mới tạo nên một bản tin tuyển dụng chất lượng; từ đó, tìm kiếm được những ứng viên phù hợp nhất. Bởi, cùng một vị trí tuyển dụng tại công ty nhưng theo thời gian và sự phát triển chung của xã hội, yêu cầu công việc tại vị trí đó cũng sẽ thay đổi ít nhiều để phù hợp với tình hình chung của ngành, của thị trường lao động và của đối thủ cạnh tranh. 

Xem thêm: 20 Lời Khuyên Giúp Doanh Nghiệp Tìm Kiếm Và Tuyển Chọn Nhân Tài

Ms. Công nhân

4.2 (532 đánh giá)
3 Bí Quyết Nâng Cao Chất Lượng Tuyển Dụng Mọi Doanh Nghiệp Nên Biết 3 Bí Quyết Nâng Cao Chất Lượng Tuyển Dụng Mọi Doanh Nghiệp Nên Biết

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

12 sai lầm khi tuyển dụng công nhân nhà máy, xí nghiệp cần tránh

12 sai lầm khi tuyển dụng công nhân nhà máy, xí nghiệp cần tránh

Trong quá trình tuyển dụng công nhân, nhà máy, xí nghiệp luôn phải xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự hợp lý, hiệu quả và hạn chế một số sai lầm gây...

20.12.2022 663

3 điều cần biết để soạn mẫu tin tuyển dụng hiệu quả trên Internet

3 điều cần biết để soạn mẫu tin tuyển dụng hiệu quả trên Internet

Ngày nay, Internet là công cụ đắc lực và hữu hiệu để nhà tuyển dụng tiếp cận với nguồn ứng viên. Một mẫu tin tuyển dụng hiệu quả sẽ giúp nhà tuyển dụn...

05.09.2022 4610

5 bước sàng lọc hồ sơ ứng viên chuẩn không cần chỉnh cho nhà tuyển dụng

5 bước sàng lọc hồ sơ ứng viên chuẩn không cần chỉnh cho nhà tuyển dụng

Một tin tuyển dụng hấp dẫn sẽ thu hút hàng trăm, thậm chí hàng nghìn hồ sơ ứng tuyển. Khi đó, sàng lọc để chọn ra những hồ sơ ứng viên tiềm năng là đi...

20.04.2022 1344

3 kiểu ứng viên không đến phỏng vấn và cách hạn chế cho nhà tuyển dụng

3 kiểu ứng viên không đến phỏng vấn và cách hạn chế cho nhà tuyển dụng

Tình trạng ứng viên “bùng” phỏng vấn đã không còn quá xa lạ trong thời điểm hiện tại, khi mà việc tham gia ứng tuyển trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơ...

13.02.2019 3381