4 câu hỏi giúp nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên vừa có tài vừa khiêm tốn
12.01.2018 3478 bientap
Nhiều nhà tuyển dụng luôn muốn tìm kiếm những ứng viên vừa có tài nhưng phải biết khiêm tốn. Vậy sao để nhận thấy điều này từ ứng viên? 4 câu hỏi mà Tuyencongnhan.vn gợi ý sau đây sẽ giúp các nhà tuyển dụng đi tìm câu trả lời.
Bạn là người làm việc thông minh hay chăm chỉ?
Với câu trả hỏi này, ứng viên sẽ có 2 hướng trả lời: “Tôi là người làm việc rất chăm chỉ” hoặc là “Tôi là người thông minh nên không cần phải làm việc quá cật lực”. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây không phải là ứng viên chọn cách làm việc nào mà là thái độ khi trả lời câu hỏi. Khi tuyển các vị trí đảm nhận công việc quản lý, nhà tuyển dụng không nên tuyển những ứng viên luôn nghĩ mình quá giỏi vì họ có thể làm tốt công việc được giao nhưng lối tư duy đó về dài hạn sẽ không thể hài hòa với văn hóa chung của doanh nghiệp. Với câu hỏi này, những ứng viên làm việc hiệu quả sẽ thể hiện mình là người khiêm tốn và luôn sẵn sàng học hỏi.
Ba người sếp cũ gần đây nhất đánh giá hiệu quả công việc của bạn ở mức nào, với thang điểm từ 1 đến 10?
Sau khi ứng viên đưa ra 3 điểm số chi tiết, nhà tuyển dụng nên đề nghị ứng viên chia sẻ rõ hơn về các mức điểm đánh giá. Câu hỏi này sẽ giúp bạn tìm ra những ứng viên vẫn giữ được sự tôn trọng và công bằng khi nói về những công việc trước đây, mặc dù có thể họ không đồng ý với những gì sếp cũ đánh giá về họ. Ứng viên xuất sắc nhất không phải là người nhận được điểm số cao từ cả 3 vị sếp cũ mà người chấp nhận sự khác biệt trong quan điểm của người khác đánh giá về mình, có thể họ sẽ nhận được những điểm số cao thấp khác nhau.
Để xác nhận mức độ trung thực của ứng viên, sau buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể liên hệ với sếp cũ của ứng viên thông quan thông tin người tham khảo để biết được câu trả lời chính xác nhất.
Tìm hiểu thêm: Ứng viên cần tìm hiểu thông tin gì trước khi đi phỏng vấn?
Sai lầm nào trong quá khứ đã khiến bạn hoàn toàn thất bại với công việc?
Ai trong chúng tôi cũng đều từng phạm sai lầm nhưng cách ứng xử với sai lầm đó như thế nào sẽ cho thấy tính cách riêng của mỗi ứng viên. Điều nhà tuyển dụng cần tìm kiếm ở ứng viên thông qua câu hỏi này là cách họ nhận trách nhiệm về bản thân và hành động như thế nào để khắc phục, sữa chữa sai lầm đó. Nếu ứng viên đổ lỗi cho ngoại cảnh hay đồng nghiệp thì đây là một điểm trừ vì rất có thể ứng viên sẽ vẫn chối bỏ trách nhiệm như vậy nếu được tuyển dụng vào làm việc cho công ty bạn trong tương lai
Điều gì khiến bạn trở thành ứng viên sáng giá nhất cho vị trí này?
Sau khi ứng viên chia sẻ tất cả những thành tích công việc đã đạt được trong quá khứ, nhà tuyển dụng hãy đặt câu hỏi này với ứng viên. Câu hỏi này sẽ tạo ra một chút áp lực lên ứng viên nhưng sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được cách phản ứng của ứng viên như thế nào. Một ứng viên phù hợp sẽ luôn biết cách nhà tuyển dụng đang cần điều gì nhất ở mình.
Xem thêm: Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Xin Việc Cho Các Bạn Trẻ Mới Ra Trường
Ms.Công nhân