4 khoản tiền bị trừ lương hàng tháng của người lao động

15.09.2020 3944 hongthuy95

Định kỳ hàng tháng, công nhân - người lao động sẽ được nhận lương theo thỏa thuận đã ký kết trên Hợp đồng lao động. Tuy nhiên, số tiền thực nhận thường sẽ ít hơn vì đã được khấu trừ đi ít nhất 3 khoản hợp pháp.

4 khoản tiền bị trừ lương hàng tháng của người lao động
Bạn có biết NLĐ sẽ bị trừ lương khi nào?

NLĐ bị trừ lương khi nào?

Luật Lao động 2012 quy định, doanh nghiệp (DN) được thực hiện khấu trừ tại nguồn trước khi chi trả lương cho người lao động (NLĐ) khi tiến hành thu hộ để nộp thay các khoản bảo hiểm xã hội, đoàn phí công đoànthuế thu nhập cá nhân (nếu có) (1). Ngoài ra, nội quy công ty quy định áp dụng trừ lương công nhân với các mức trừ tương ứng (đã niêm yết chi tiết) nếu công nhân làm hư hỏng công cụ dụng cụ, vật dụng, trang thiết bị sản xuất của DN (2).

Còn lại, DN tuyệt đối không được trừ lương công nhân viên thay vì áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật lao động (khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương nhưng không được quá 6 tháng, cách chức, sa thải) khi đi làm trễ, về sớm, nghỉ việc không lý do, không hoàn thành nhiệm vụ công việc… Như vậy là trái pháp luật. Nếu bị điều tra, phát hiện sẽ bị xử phạt theo quy định của Luật.

* Lưu ý: trường hợp (1) xảy ra khi DN và NLĐ thỏa thuận chi trả mức lương Gross. Nếu áp dụng chi trả lương Net thì NLĐ sẽ được nhận đủ tiền lương như thỏa thuận trong HĐLĐ (nếu làm đủ số ngày công theo quy định, nghỉ ngày nào bị trừ lương ngày đó) và sẽ phải tự đi nộp các khoản bảo hiểm xã hội để đảm bảo quyền lợi.

Các khoản tiền bị trừ lương hàng tháng của NLĐ

Như đã trình bày trên đây, tiền lương của NLĐ hàng tháng sẽ bị khấu trừ đi các khoản sau đây:

* Tiền đóng Bảo hiểm xã hội

+ Đối với NLĐ Việt Nam:

- 8% mức lương tháng tính đóng bảo hiểm vào quỹ hưu trí, tử tuất

- 1,5% mức lương tháng tính đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm y tế

- 1% mức lương tháng tính đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp

+ Đối với NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam:

-1,5% mức lương tháng tính đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm y tế

4 khoản tiền bị trừ lương hàng tháng của người lao động
Lương của NLĐ sẽ được trích đóng các khoản BHXH, BHYT, BHTN với mức khấu trừ tương ứng theo quy định

--------------------

* Tiền đóng đoàn phí công đoàn

- Áp dụng đối với NLĐ tham gia công đoàn tại nơi chi trả thu nhập, DN có tổ chức công đoàn

- Áp dụng trừ 1% mức lương tháng tính đóng bảo hiểm xã hội và tối đa bằng 10% mức lương cơ sở đối với NLĐ là đoàn viên tại các công đoàn cơ sở thuộc DN ngoài nhà nước.

--------------------

* Tiền đóng thuế thu nhập cá nhân

- NLĐ có mức thu nhập tối thiểu trên 11 triệu đồng/ tháng (nếu không có người phụ thuộc) phải đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định, áp dụng từ 1/7/2020

- Khấu trừ 10% trên mức thu nhập chịu thuế đối với NLĐ cư trú (thường là người Việt Nam), không có HĐLĐ hoặc có ký HĐLĐ dưới 3 tháng - tính theo biểu lũy tiến từng phần đối với NLĐ không cư trú (thường là người Việt Nam), có ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên

- Khấu trừ 20% trên mức thu nhập chịu thuế đối với NLĐ không cư trú (thường là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam)

- Thời điểm áp dụng tính thuế thu nhập cá nhân của NLĐ là thời điểm chi trả thu nhập của tháng đó

- NLĐ sẽ được miễn hoặc áp dụng các khoản giảm trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công theo quy định, chẳng hạn như: giảm trừ gia cảnh, giảm trừ đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, giảm trừ đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

--------------------

* Tiền bồi thường do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của DN

- Tùy vào nội quy DN sẽ áp dụng mức khấu trừ tiền lương hàng tháng của NLĐ tương ứng

- Tiền lương áp dụng khấu trừ hàng tháng để bồi thường thiệt hại do NLĐ làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của DN là khoản tiền sau khi đã tiến hành trích nộp các khoản khấu trừ đóng bảo hiểm và thuế thu nhập cá nhân

- Mức khấu trừ không được vượt quá 30% tiền lương hàng tháng của NLĐ và sẽ bị khấu trừ tối đa 3 tháng tiền lương, với các thiệt hại không nghiêm trọng và có giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng.

4 khoản tiền bị trừ lương hàng tháng của người lao động
Ngoài các khoản khấu trừ để nộp hộ, DN chỉ được trừ lương NLĐ nếu họ gây thiệt hại tài sản chung

 

Lương là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để NLĐ lựa chọn tìm việc và gắn bó lâu dài với DN. Việc áp dụng khấu trừ các khoản tiền hàng tháng như trên giúp đảm bảo quyền lợi hợp pháp của NLĐ (trường hợp 1), đồng thời xây dựng ý thức trách nhiệm trong công việc, bảo vệ tài sản chung của DN (trường hợp 2).

Phạt đến 15 triệu đồng khi doanh nghiệp vô cớ trừ lương công nhân

Ms. Công nhân

4.9 (889 đánh giá)
4 khoản tiền bị trừ lương hàng tháng của người lao động 4 khoản tiền bị trừ lương hàng tháng của người lao động

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong máy nghiền

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong...

Nhiều người vẫn còn ám ảnh và bàng hoàng sau khi xem qua clip máy nghiền xi măng chuyển động và gây thương vong cho 10 công nhân của một nhà máy sản x...

24.04.2024 139

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Đối mặt với sự đổi mới liên tục trong công nghệ và sự gia tăng không ngừng về nhu cầu ô tô thông minh và bền vững, nguồn nhân lực trong ngành này đang...

12.04.2024 307

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

30/4 - 1/5 là 1 trong 3 dịp lễ dài ngày có thể có trong năm. Thế nên, nhiều lao động cực kỳ quan tâm đến lịch nghỉ lễ dịp này để lên kế hoạch làm việc...

10.04.2024 354

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Khi được hỏi 1 ngày của anh trôi qua thế nào, anh Thanh, công nhân giày da cho hay chỉ quẩn quanh 3 chuyện: ăn - ngủ - đi làm. “Một phần vì mệt, phần...

09.04.2024 203