Định vị GPS có thực sự an toàn cho bạn khi lái ô tô không?
25.07.2016 2279 dothidiuhd
GPS (định vị trên xe hơi) là một trong những ứng dụng được sử dụng phổ biến nhất trên ô tô, với chức năng như là 1 tấm bản đồ hay là người dẫn đường online. Tuy nhiên, GPS cũng đôi khi sẽ gặp trục trặc và tạo ra vô số những sai sót trong quá trình chỉ đường.
GPS (global positioning system) có nghĩa là một hệ thống định vị toàn cầu, về cơ bản nó là một mạng lưới có 27 vệ tinh quay xung quanh trục trái đất. Trong số 27 vệ tinh này sẽ có 24 vệ tinh hoạt động và 3 vệ tinh được dự phòng. Công dụng chủ yếu của GPS đó là sẽ giúp cho thiết bị thu sóng có thể xác định được vị trí của chiếc xe chính xác và miễn phí.
Thông thường, đối với một số dịch vụ GPS cao cấp, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các tính năng như:
– Định hướng những điểm đến, đường đi, lộ trình, hướng di chuyển của chiếc xe
– Lưu và xem lại lộ trình khoảng 3-6 tháng của xe
– Tra cứu nhóm xe, tên xe, ghi danh các lái xe
– Báo cáo quãng đường đã đi, dừng, chạy, vị trí và tốc độ
– Ngắt nguồn từ xa không giới hạn các khoảng cách
– Cảnh báo tốc độ và các vị trí đang ra vào
– Tổng hợp báo cáo lịch trình bảo dưỡng chiếc xe
– Bộ cảm biến chuyển động giúp bạn tiết kiệm năng lượng
Thông thường, chức năng chính của GPS là chỉ tập trung vào việc cung cấp các thông tin về vị trí của xe và các tuyến đường tốt nhất để dẫn tới đích. Chức năng này cũng hoàn toàn có thể tối ưu hóa theo yêu cầu của mỗi người lái, ví dụ như chỉ các con đường muốn đi vòng, không qua cao tốc hay là các nút tắc giao thông. Bản đồ của GPS cũng khá chi tiết, nó có thể cung cấp đực các vị trí nhà ga, siêu thị, khách sạn và cả máy ATM gần nhất. Có một số xe còn đóng vai trò như là một hướng dẫn viên du lịch và chỉ đường cho các tài xế bằng giọng nói.
Chức năng này cũng hoàn toàn có thể giúp khách hàng lưu trữ được hoạt động của lái xe, các điểm đến và theo dõi được chiếc xe từ xa. Thực tế cho thấy, rất nhiều người đã sử dụng GPS là để giám sát những người thân của mình cũng như phòng tránh việc chiếc xe của mình bị mất trộm.
Định vị GPS có thực sự an toàn hay không?
Tuy nhiên, dù có khá là nhiều những ưu điểm nhưng GPS không phải là lúc nào cũng ổn định 100%. Gần đây, một vụ tai nạn đã xảy ra tại Ontario (Canada) đã khiến cho các khách hàng pải đặt câu hỏi về sự chính xác của GPS. Cụ thể, một tài xế nữ 23 tuổi đã bị lao thẳng xuống vịnh Georgian (sâu khoảng 30 m) sau khi đã nghe theo chỉ dẫn đường của GPS. May mắn thay cô gái cũng đã tự thoát ra khỏi chiếc xe và hoàn toàn không bị thương tích gì nghiêm trọng.
Trước đó, vào năm 2015, một lái xe người Mỹ cũng đã bị tử nạn khi lao lên 1 cây cầu hỏng theo như chỉ dẫn của GPS. Những tai nạn trên đã khiến khách hàng băn khoăn rằng rất nhiều về mức độ an toàn mà những chỉ dẫn từ GPS đã đem lại. Nhiều người chắc chắn cũng đã tự hỏi, liệu GPS có thực sự là cần thiết và đáng để họ bỏ tiền ra lắp đặt vào hay không?
Trả lời về nguyên nhân GPS gặp phải những chỉ dẫn sai lệch như vậy, các chuyên gia đã giải thích rằng GPS hoạt động trên cơ sở kết nối không dây cùng với vệ tinh, giống như là sóng 3G nên đôi khi chúng cũng sẽ bị cản trở và không thể chỉ dẫn chính xác được.
Các nguyên nhân thường gây nên tình trạng nhiễu GPS có thể bao gồm:
- Thời tiết quá xấu, gây nhiễu không khí tầng đối lưu và tầng ion, khiến cho tín hiệu vệ tinh tới bị chậm hơn khi đi qua vùng khí quyển.
- Có quá nhiều cột sóng trong cùng ở 1 vùng, điều này sẽ khiến cho tín hiệu của GPS bị nhiễu và cũng có thể chạy loạn sang nhiều vùng khác.
- Lỗi đồng hồ máy thu, máy thu GPS bên trong xe hơi không được chính xác như đồng hồ điện tử.
- Lỗi quỹ đạo cũng tương tự như là lỗi thiên văn, do vệ tinh gặp phải vấn đề và không thể nào thông báo kết quả một cách chính xác.
- Che khuất địa hình: nếu như người lái đi xe trong khu vực nhiều nhà cao tầng, đi trong tầng hầm, gara thì GPS không thể nào thu được.
- Do chính phủ chặn: từng có thời Bộ Quốc Phòng Mỹ đã hạn chế tất cả các tín hiệu vệ tinh, nguyên nhân là bởi vì họ sợ đối thủ sử dụng GPS tốc độ cao.
Thực tế, sự chính xác của các thiết bị GPS phụ thuộc chủ yếu vào các tín hiệu và nhiễu, vị trí vệ tinh, vào thời tiết, vật cản...vv. Các yếu tố này cũng sẽ khiến việc xác định vị trí chiếc xe bị kém chính xác hơn. Thông thường sai số sẽ dao động khaongr từ 1-10 mét, và có thể là gấp đôi hoặc là gấp 3 nếu như đi trong khu vực có nhiều nhà cao tầng. Ngoài ra, chất lượng của thiết bị thu GPS cũng có ảnh hưởng khá lớn tới sự chính xác. Ví dụ như là nhiều thiết bị GPS của Trung Quốc cũng sẽ có kết quả định vị khá tệ, có nhiều khách hàng còn phản ánh rằng chúng đã mất tới 20 phút để khởi động và xác định được vị trí của xe.
Vậy nên, lời khuyên dành cho các bạn lái xe hoặc các tài xế có việc làm lái xe là, không bao giờ được quá tin tưởng vào 1 thiết bị định vị mà bạn hãy chủ động xem xét quãng đường đi. Nếu như thực sự cần sử dụng đến GPS, bạn cần chú ý quan sát quãng đường đi, không nên lệ thuộc và chỉ chăm chăm theo chỉ dẫn GPS. Ngoài ra, đối với tất cả các thiết bị này, bạn cũng nên xem xét các thương hiệu GPS uy tín và đã nổi tiếng, cho dù chi phí của chúng có nhỉnh hơn một chút xíu so với thiết bị Trung Quốc. Ngoài ra, cần chú ý kiểm tra và tiến hành bảo trì thiết bị thu GPS khi cần, trung bình 1 năm/lần. Những điều này các nhà tuyển dụng tuyển công nhân lái xe cũng cần thật sự quan tâm để đảm bảo an toàn cho tính mạng của các tài xế.