Đơn hàng dồi dào đến cuối năm nhưng lại khan hiếm lao động

21.02.2022 1135 hongthuy95

Nhiều nhà máy, doanh nghiệp hiện đăng tuyển số lượng khủng công nhân, có bao nhiêu cũng nhận do đã lấp đầy đơn hàng đến cuối năm. Tuy nhiên, kiếm người lại cực kỳ khó. Nhân sự phải ra đầu ngã 4 hay về tận nơi ở để tư vấn, thuyết phục người đi làm nhưng không được nhiều. Từ thời một ngày có thể nhận vài trăm hồ sơ xin việc của lao động mới thì nay chỉ còn khoảng vài chục, thậm chí chưa đến 10 đơn.

đơn hàng dồi dào đến cuối năm nhưng lại khan hiếm lao động

Nhiều doanh nghiệp hiện gặp khó trong khâu tuyển lao động mới sau Tết

Vốn là ngành sản xuất đông công nhân nhất nước

Dệt may, da giày là 2 ngành sử dụng nhiều lao động nhất trong các ngành kinh tế của Việt Nam (tính đến hiện tại). Đứng đầu là dệt may với khoảng 2 triệu lao động, chiếm 25% - tiếp đến là da giày với hơn 1,4 triệu người, chiếm trên 18% tổng lao động của toàn ngành chế biến chế tạo.

Công việc giản đơn, đầu vào tuyển dụng không quá khắt khe, thu nhập ổn định, đãi ngộ đầy đủ… là những tiêu chí thu hút người tìm việc bấy lâu nay.

“Khi những ngành nghề khác đòi hỏi ngày càng cao chất lượng đầu vào của ứng viên thì với ngành dệt may, da giày vẫn ưu tiên tuyển lao động giá rẻ, chấp nhận tuyển số lượng lớn người chưa biết việc vào và đào tạo lại, đào tạo từ đầu nên rất phù hợp với lao động phổ thông trình độ thấp. Nhiều nhà máy, xí nghiệp không cần đăng tin tuyển lao động mới vì lượng hồ sơ nộp vào đều đặn mỗi ngày do công nhân tự giới thiệu lẫn nhau” - chủ doanh nghiệp may quy mô 2.000 lao động ở Bình Dương cho hay.

Nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày khát lao động sau Tết

Hấp dẫn và ổn định là vậy, ấy thế mà hiện tại, khá nhiều doanh nghiệp ngành dệt may, da giày than trời vì tuyển mãi không đủ nhân công đáp ứng nhu cầu đơn hàng sau giai đoạn giãn cách, và kéo dài đến tận sau Tết Nguyên đán.

“Hơn 2.000 doanh nghiệp đến nay đã lấp đầy đơn hàng đến hết quý III nhưng lại cho hay thiếu hụt lao động sản xuất. Họ liên tục rao tuyển hàng nghìn công nhân qua nhiều kênh tuyển dụng nhưng ròng rã 2-3 tháng chỉ tuyển được vài trăm, có chỗ vài chục. Nhiều chính sách đãi ngộ được gia tăng, các phương án hỗ trợ như nhà ở, sinh hoạt, đi lại được bổ sung vẫn chưa thấy hiệu quả. Chủ các doanh nghiệp hiện đang loay hoay tìm giải pháp mới để nhanh chóng gia tăng nhân sự, phục vụ nhu cầu sản xuất lớn, hoàn thành đơn hàng đã giao kết” - Phó Chủ tịch Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho biết.

Không chỉ khó tuyển đủ lao động mới, một lượng lớn công nhân cũ cũng đột ngột thông báo nghỉ việc. Nhiều người cho hay không quay trở lại thành phố sau đợt tháo chạy về quê vì dịch hồi cuối năm, số khác lại không còn muốn gắn bó với công ty nữa và đang dự định tìm việc ở nơi khác, công việc khác hấp dẫn hơn.

Do đâu NLĐ không còn mặn mà với dệt may, da giày nữa?

Sau Tết, chị Ngọc, 40 tuổi, ở trọ tại xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn quyết định “nhảy” việc sau 6 năm gắn bó với công ty may ở gần đó. Chị cho biết, với mức lương cơ bản mỗi tháng chưa đến 5 triệu đồng lại ít được tăng ca nên thu nhập của chị không đủ chi tiêu, thậm chí có tháng thâm hụt nên áp lực, phải tìm công việc khác hấp dẫn hơn, để mức sống cao hơn.

“Cả chuyền mấy chục người thì có đến hơn một nửa nghỉ việc chứ không riêng gì tôi. Năm ngoái, thời điểm dịch bùng phát mạnh, nhà máy ngừng sản xuất nên công việc có gián đoạn một thời gian, không ít công nhân đã về quê khi đó và không quay trở lại nữa. Sau Tết, nhiều nơi tuyển người mới nên nhiều người sẽ đổi việc nếu tìm được chỗ phù hợp hơn. Tôi hiện tại đang trong thời gian nhận trợ cấp thất nghiệp, kết hợp xin làm thời vụ cho xưởng may tư nhân gần nhà, thêm nhận hàng về bán online. Trong thời gian này, nếu tìm được công việc mới, lương thưởng tốt sẽ đi làm trở lại, còn không thì chuyển hướng sang làm nghề khác kiếm sống.” - chị Ngọc tâm sự.

đơn hàng dồi dào đến cuối năm nhưng lại khan hiếm lao động

Lương thấp lại không được tăng ca để tăng thu nhập nên nhiều lao động "dứt áo ra đi"

 

Sự thật là tình trạng nhảy việc sau Tết như chị Ngọc không phải là cá biệt hay lạ lẫm. Nhiều lao động cũng làm vậy nếu tìm được nơi mới tốt hơn, thêm giai đoạn sau giãn cách làm thu nhập của họ ở công ty cũ không còn hấp dẫn như trước.

Nguyên nhân do đâu?

Tương tự như chị Ngọc, rất nhiều công nhân mong muốn nhận được mức thu nhập cao mỗi tháng để chi tiêu. Và trong khi mọi chi phí sinh hoạt cơ bản không ngừng tăng lên mỗi ngày thì mức lương của họ lại có xu hướng giảm đi với lý do “doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch và NLĐ nên thông cảm và san sẻ khó khăn cùng…”. Mặt khác, họ cũng không được tăng ca nhiều để tăng lương do nhiều công ty bị ràng buộc bởi quy định giờ làm thêm tối đa của luật lẫn khách hàng, vi phạm sẽ bị phạt. Chưa kể hiện tại, ngành dệt may, da giày đang bị cạnh tranh nguồn lao động gay gắt, không chỉ giữa các nhà máy với nhau mà còn giữa các nhóm ngành, các địa phương trên cả nước. Đơn cử như vài năm trước, hầu hết lao động phổ thông các tỉnh miền Tây hay miền Trung sẽ tìm đến TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai để tìm việc nhưng giờ đây, họ hoàn toàn có thể chọn Tiền Giang, Long An hay Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Nam để sinh kế với chi phí sinh hoạt rẻ hơn, điều kiện đi lại thuận tiện hơn trong khi mức lương không chênh lệch nhiều, thêm được gần gia đình và dễ dàng xử lý khi có dịch.

Còn với số lao động quay trở lại thành phố, tuy số liệu thống kê có cao nhưng thực tế tìm việc lại không vào nhà máy, khu công nghiệp nhiều bởi không ít lao động chọn làm lao động tự do như chạy xe công nghệ, shipper, bán hàng online, kinh doanh riêng để tự do về giờ giấc, linh hoạt để làm 3,4 công việc khác nhau tăng thu nhập…

Doanh nghiệp thu hút lao động mới bằng cách nào?

Chỉ tuyển mới 500 công nhân may, thu nhập mỗi tháng cam kết trên 8 triệu đồng kèm đầy đủ phúc lợi bổ sung khác nhưng gần 2 tháng nay, một doanh nghiệp ở Đồng Nai vẫn chưa tuyển đủ số lượng. Các nhà máy khác trong khu vực và lân cận cho hay cũng gặp tình trạng tương tự và đang cố gắng xoay đủ cách để sớm có nguồn nhân sự mới bổ sung.

Ngoài đăng tuyển liên tục trên fanpage công ty, nhiều doanh nghiệp kết nối với trung tâm dịch vụ việc làm hay website tuyển dụng trực tuyến. Vieclamnhamay.vn là một trong những sự lựa chọn đầu tiên và uy tín nhất cho mảng tuyển dụng - việc làm khối nhà máy, khu công nghiệp. Nhân sự các doanh nghiệp còn trực tiếp có mặt tại các nút giao thông chính hay về các tỉnh tiềm năng, gặp từng người để tư vấn, thuyết phục họ vào công ty làm việc. Ngoài ra, cũng khuyến khích công nhân cũ giới thiệu người thân, bạn bè nộp hồ sơ ứng tuyển và cam kết thưởng nóng nếu cho hiệu quả tốt.

Nhiều công ty có tiềm lực về tài chính rao thưởng 1 triệu đồng cho công nhân mới, hỗ trợ chi phí nhà trọ 1 tháng đầu, lo đủ ba bữa ăn sáng - trưa - tối ngay khi ký HĐLĐ chính thức. Bên cạnh đó, robot cũng được sử dụng ở một số công đoạn để tiết giảm nhân công.

Có doanh nghiệp đưa nhà máy sản xuất về tận các tỉnh tiềm năng để hút lao động mới. Chẳng hạn như công ty CP Quốc tế P.P quy mô hơn 16.000 lao động với các nhà máy được bố trí rải rác từ Long An cho đến Tuyên Quang, với trung tâm may mẫu và cơ quan điều hành được đặt tại TP.HCM…

đơn hàng dồi dào đến cuối năm nhưng lại khan hiếm lao động

Nhiều tin tuyển công nhân may thu nhập hấp dẫn được đăng trên Vieclamnhamay.vn

 

Ngoài ra, còn nhiều giải pháp hữu ích và thiết thực, giúp doanh nghiệp thu hút nguồn lao động cho sản xuất năm 2022 sẽ được các chuyên gia là đại diện cơ quan quản lý nhà nước về lao động các cấp - đại diện một số doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng lớn - đại diện người lao động - đại diện tổ chức Oxfam tại Việt Nam - đại diện website Vieclamnhamay.vn chia sẻ cụ thể tại Tọa đàm: "Giải pháp nào cho nguồn lao động sản xuất năm 2022?" sẽ được diễn ra vào 9h sáng 22/02/2022. Doanh nghiệp và người lao động quan tâm không nên bỏ qua sự kiện đặc biệt này!

Tại sao nên tham gia tọa đàm "Giải pháp nào cho nguồn lao động sản xuất năm 2022?" cùng Vieclamnhamay.vn?

Rõ ràng, người lao động hiện nay hoàn toàn có thể chủ động tìm việc phù hợp với nhu cầu và khả năng của bản thân thay vì chấp nhận gắn bó với công ty không mang lại cho họ động lực hay đam mê cống hiến. Doanh nghiệp muốn giữ chân người cũ và thu hút người mới cần quan tâm hơn đến nguyện vọng công nhân và nỗ lực đáp ứng để không rơi vào cảnh cạnh tranh lao động giữa các nhà máy với nhau hay giữa các ngành nghề, địa phương khác.

(Theo VnExpress)

4.3 (183 đánh giá)
Đơn hàng dồi dào đến cuối năm nhưng lại khan hiếm lao động Đơn hàng dồi dào đến cuối năm nhưng lại khan hiếm lao động

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Sổ quản lý lao động và 6 điều Doanh nghiệp cần biết để tránh bị phạt

Sổ quản lý lao động và 6 điều Doanh nghiệp cần biết để tránh bị phạt

Doanh nghiệp (DN) triển khai tuyển dụng và tổ chức sản xuất - kinh doanh theo luật định đều phải tạo sổ quản lý lao động. Vậy sổ quản lý lao động là g...

14.03.2024 213

ESG là gì? Tips tăng chỉ số ESG cho nhà máy, xí nghiệp

ESG là gì? Tips tăng chỉ số ESG cho nhà máy, xí nghiệp

Sản xuất, kinh doanh gắn với sự phát triển bền vững và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm. Nhiều nhà đầu tư cũng dựa vào yếu...

05.03.2024 139

Tại sao phần lớn công nhân trẻ không muốn gắn bó với nhà máy?

Tại sao phần lớn công nhân trẻ không muốn gắn bó với nhà máy?

Việt Nam nổi tiếng có nguồn lao động dồi dào, rẻ, trẻ và khỏe. Các doanh nghiệp từ đó mà dễ dàng trong khâu thu hút và tuyển dụng đối tượng lao động đ...

23.02.2024 387

Tăng lương, duy trì thưởng Tết để giữ lao động dù đơn hàng giảm

Tăng lương, duy trì thưởng Tết để giữ lao động dù đơn hàng giảm

Đó là cam kết của một số công ty trong nỗ lực duy trì sản xuất - giữ chân lao động ở giai đoạn suy thoái kinh tế chung. Được biết, những doanh nghiệp...

18.12.2023 401