Failure Mode and Effect Analysis - FMEA là gì? Cách phân tích sai hỏng dựa vào FMEA ra sao?

09.09.2024 155 hongthuy95

Được xem là một trong những phương pháp bảo trì đạt hiệu quả thực tế cao, Failure Mode and Effect Analysis - FMEA được nhiều nhóm kỹ thuật viên lựa chọn sử dụng. Vậy Failure Mode and Effect Analysis - FMEA là gì? Ý nghĩa của việc phân tích sai hỏng của thiết bị dựa vào FMEA là gì? Quy trình thực hiện phương pháp FMEA thế nào?... Cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây!

failure mode and effect analysis - fmea là gì

Failure Mode and Effect Analysis - FMEA là gì?

Failure Mode and Effect Analysis - FMEA dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “Phân tích chế độ lỗi và hiệu ứng”. Trong bảo trì, FMEA được hiểu là Bảo trì dựa trên hiện tượng. Đây là phương pháp đánh giá và phân tích các hiện tượng hỏng hóc để xác định và giảm thiểu rủi ro => từ đó giảm downtime, cải thiện độ tin cậy và an toàn của thiết bị, tăng hiệu suất sản xuất.

FMEA thuộc nhóm bảo trì phòng ngừa, tức đánh giá và phân tích để tìm ra các sự cố tiềm ẩn rồi tìm giải pháp khắc phục, xử lý để giảm thiểu rủi ro trước khi nó có thể xảy đến.

Ý nghĩa của phương pháp FMEA là gì?

Phương pháp FMEA mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý rủi ro và cải thiện chất lượng sản phẩm hoặc quy trình.

Dưới đây là một số ý nghĩa chính của FMEA:

- Phát hiện sớm rủi ro

FMEA giúp xác định các sự cố hỏng hóc tiềm ẩn trước khi chúng xảy ra, từ đó cho phép DN có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

- Cải thiện chất lượng sản phẩm

Bằng cách phân tích và giảm thiểu các sự cố hỏng hóc, FMEA góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu lỗi và sự cố.

- Tăng cường an toàn

FMEA giúp xác định các rủi ro có thể gây hại cho môi trường và người lao động, từ đó đưa ra các biện pháp để đảm bảo an toàn.

- Tối ưu hóa quy trình

Phân tích FMEA có thể dẫn đến việc cải thiện quy trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ, giúp tăng hiệu suất và giảm chi phí.

- Ra quyết định đúng đắn dựa trên dữ liệu

FMEA cung cấp một cách tiếp cận có hệ thống và dựa trên dữ liệu để đánh giá rủi ro, giúp các nhà quản lý đưa ra quyết định thông minh hơn.

- Tăng cường sự hợp tác

FMEA thường yêu cầu sự tham gia của nhiều bộ phận khác nhau trong tổ chức, từ kỹ thuật đến sản xuất, giúp tăng cường sự hợp tác và giao tiếp, làm việc nhóm.

- Cải thiện sự hài lòng của khách hàng

Bằng cách giảm thiểu lỗi và nâng cao chất lượng sản phẩm, FMEA góp phần tăng cường sự hài lòng của khách hàng và xây dựng lòng tin vào thương hiệu.

Tóm lại, FMEA là một công cụ hữu ích giúp DN quản lý rủi ro, cải thiện chất lượng và an toàn, đồng thời tối ưu hóa quy trình làm việc cũng như chi phí bảo trì.

failure mode and effect analysis - fmea là gì
Bạn đã biết FMEA là gì? Phân loại FMEA thế nào?

Phân loại FMEA thế nào?

FMEA hiện có 2 dạng, là: FMEA thiết kế (Design FMEA - DFMEA) và FMEA quy trình (Process FMEA - PFMEA).

+ Với DFMEA, chúng ta có thể tìm ra nguyên nhân gây trục trặc hay giảm tuổi thọ của thiết bị, hoặc các vấn đề liên quan đến an toàn, từ: dung sai, hình học, thuộc tính vật liệu, tiếng ồn kỹ thuật, giao diện các thành phần và hệ thống khác…

+ Với PFMEA, chúng ta có thể phát hiện được các lỗi gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm, sự không hài lòng của đối tác/khách hàng, độ tin cậy của thiết bị/quy trình hay các mối nguy hại về an toàn lao động từ: yếu tố con người, máy móc/thiết bị/vật dụng sử dụng, hệ thống đo lường, phương pháp theo dõi khác…

Các bước thực hiện FMEA ra sao?

FMEA được triển khai thực hiện theo quy trình các bước cụ thể sau đây:

- Xác định phạm vi và mục tiêu

Định rõ thiết bị hoặc quy trình cần phân tích và mục tiêu của FMEA cần đạt được

- Liệt kê các sự cố hỏng hóc

Xác định các cách mà thiết bị hoặc quy trình có thể hỏng hóc

- Đánh giá tác động

Phân tích tác động của từng sự cố hỏng hóc đến thiết bị, máy móc, quy trình hoặc khách hàng.

- Xác định nguyên nhân

Tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của từng sự cố hỏng hóc

- Đánh giá khả năng xảy ra

Đánh giá xác suất mà mỗi sự cố hỏng hóc có thể xảy ra

- Đánh giá khả năng phát hiện

Xác định khả năng phát hiện sự cố hỏng hóc trước khi nó xảy ra

- Tính toán chỉ số ưu tiên rủi ro (RPN)

RPN = Tác động x Xác suất xảy ra x Khả năng phát hiện

Chỉ số này giúp xác định mức độ ưu tiên cho việc xử lý các sự cố hỏng hóc

- Đề xuất biện pháp khắc phục

Đưa ra các hành động cụ thể để giảm thiểu hoặc loại bỏ các sự cố hỏng hóc

- Theo dõi và cập nhật

Theo dõi hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện và cập nhật FMEA khi cần thiết

failure mode and effect analysis - fmea là gì
FMEA được đánh giá là top phương pháp bảo trì hiệu quả nhất

Trên đây là định nghĩa Failure Mode and Effect Analysis - FMEA là gì? Ý nghĩa của FMEA là gì? Phân loại FMEA thế nào? Quy trình thực hiện FMEA ra sao? Để bạn tham khảo và ứng dụng thực tế vào quy trình bảo trì tại cơ sở mình nếu phù hợp và cần thiết.

Ms. Công nhân

4.7 (57 đánh giá)
Failure Mode and Effect Analysis - FMEA là gì? Cách phân tích sai hỏng dựa vào FMEA ra sao? Failure Mode and Effect Analysis - FMEA là gì? Cách phân tích sai hỏng dựa vào FMEA ra sao?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chi tiết quá trình chuẩn bị và phân công triển khai sản xuất trong phân xưởng

Chi tiết quá trình chuẩn bị và phân công triển khai sản xuất trong phân xưở...

Một đơn hàng nhận từ đối tác sẽ được phân xưởng lên kế hoạch và triển khai sản xuất chi tiết. Theo đó, từng bộ phận, vị trí sẽ tiến hành thực hiện nhi...

18.11.2024 56

Gọi tên 02 phương thức sản xuất hiện có trong nhà máy, xí nghiệp

Gọi tên 02 phương thức sản xuất hiện có trong nhà máy, xí nghiệp

Mọi nhà máy, phân xưởng đều nỗ lực tìm kiếm và gia tăng đơn hàng để tăng gia sản xuất, tăng doanh thu và lợi nhuận. Người lao động vì thế cũng được hư...

30.10.2024 101

Nên hay không thỏa thuận trả lương theo sản phẩm cho người lao động?

Nên hay không thỏa thuận trả lương theo sản phẩm cho người lao động?

Nhiều người chỉ muốn được nhận lương cố định hàng tháng theo thỏa thuận trong khi số khác lại yêu cầu chi trả lương dựa trên tổng sản phẩm đạt chuẩn l...

29.10.2024 95

Chiến lược giảm thuế và 08 giải pháp hữu hiệu cho doanh nghiệp

Chiến lược giảm thuế và 08 giải pháp hữu hiệu cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp nào cũng muốn tối ưu mức thuế phải đóng theo quy định. Chiến lược giảm thuế vì thế mà cần thiết và cực kỳ quan trọng. Vậy chiến lược giảm...

26.09.2024 141